TIN TỨC

Tin tức ngành điện, giá điện, thông tin về các điện lực

Nhiều thiết bị điện của người dân khu vực Đông Ngạc (Từ Liêm, Hà Nội) bỗng dưng bốc khói và có mùi khét lẹt vào trưa 16/11/2012. Có người đo điện áp thấy đồng hồ báo 300V.

Anh Nguyễn Mạnh Hà, (trú tại xóm 6 ngõ Ao Dài, Đông Ngạc, Từ Liêm) cho biết 11h trưa nay nhà anh nhốn nháo khi thấy đèn tuýp sáng trắng lên còn đèn compact sáng gấp rưỡi bình thường, điện cũng chập chờn lúc có lúc không. Một số các thiết bị như tivi, tủ lạnh và máy giặt đang cắm điện bị bốc khói. "Khi lấy máy ra đo, tôi phát hoảng khi điện áp lên tới 300 V. Cũng lúc đó, một số thiết bị có mùi khét lẹt", anh Hà cho hay.

Sợ nhà hàng xóm không biết, anh Hà liền hô hào mọi người ngắt cầu dao. Nhiều hộ dân trong xóm đi làm khóa trái cửa nên theo anh Hà, hiện chưa thể biết chính xác tổng thiệt hại của những người trong khu.

Chị Nguyễn Thị Hiền, một cư dân khác ở xóm 6, đang ở cơ quan nghe con gọi điện thoại báo có hiện tượng điện chập chờn gây cháy thiết bị, cũng đã vội về nhà. Tủ lạnh, máy lọc nước, bình nóng lạnh và máy tính nhà chị đều bị cháy. "Quan trọng nhất là phải khẩn cấp sửa chữa để có điện cho các hộ dân, nhất là học sinh sinh viên có điện. Sau đó, ngành điện phải bồi thường cho người dân vì nguyên nhân hỏng thiết bị không phải do hộ dân gây ra", chị Hiền đề xuất.

Khoảng 15h30, nhiều người dân trong xóm vẫn nhốn nháo. Một người dân cho biết, hiện anh vẫn chưa dám bật cầu dao vì sợ điện chập chờn, tăng vọt sẽ gây nguy hiểm. "Sau khi thợ điện đến đảm bảo nguồn ổn định tôi mới bật cầu dao để kiểm kê tổng thiệt hại", anh cho hay.

16h, cơ quan sửa chữa điện lực Từ Liêm đã đến sửa chữa và khoảng hơn 17h đã khắc phục được tình trạng điện chập chờn song nguyên nhân vẫn chưa được làm rõ.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc công ty điện lực Từ Liêm cho hay đã nhận được thông tin phản ánh của người dân về việc nhiều thiết bị cháy do điện áp tăng cao và đã cử cán bộ an toàn đến kiểm tra. "Để xác định nguyên nhân cụ thể cần phải qua kiểm tra, xác minh lại", ông nói.

Cũng theo ông Tiến, ở Từ Liêm rất hiếm khi xảy ra hiện tượng thiết bị cháy hàng loạt như trên. Khi xảy ra sự cố, sau khi tìm được nguyên nhân, nếu lỗi thuộc về ngành điện, ông Tiến khẳng định "nhà đèn" sẽ nhận trách nhiệm theo đúng quy định.


Theo icon.evn.com.vn - 20/07/2011

Là đơn vị trực tiếp khai thác tiềm năng thủy điện to lớn trên dòng sông Sê San, Công ty CP Thủy điện Sê San 4A đang chuẩn bị mọi nguồn lực cần thiết, sẵn sàng tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh cùng với nhiều đơn vị trên cả nước. Ông Nguyễn Sinh - Tổng giám đốc công ty đã dành cho phóng viên chúng tôi một cuộc trao đổi ngắn.

Xin ông cho biết tiến độ hoàn thành dự án Thủy điện Sê San 4A?

Nhà máy thủy điện Sê San 4A có 3 tổ máy, công suất lắp máy mỗi tổ 21 MW. Dự án này có đặc thù là cột nước thấp, xây dựng tua bin thuộc loại cấp (sun). Đây cũng là loại cấp sun đầu tiên lắp đặt tại Việt Nam. Công ty đã tiến hành khảo sát tình hình giá cả và lựa chọn những nhà thầu Trung Quốc cung cấp, lắp đặt thiết bị, liên kết hợp tác với nhiều nhà thầu xây dựng lớn của Việt Nam để tiến hành thi công. Cho đến nay, việc đầu tư, xây dựng dự án cũng đã đi vào giai đoạn cuối và dự kiến tổ máy số 1 sẽ hòa vào lưới điện quốc gia khoảng cuối tháng 6, tổ máy số 2 là đầu tháng 8, hoàn thành toàn bộ nhà máy vào tháng 10/2011.

Thưa ông, với việc thực hiện thị trường phát điện cạnh tranh từ tháng 7/2011 này, Sê San 4A có những chuẩn bị gì về nhân lực để vận hành hoạt động cũng như tham gia vào thị trường này?

Từ nay đến thời điểm 1/7/2011, công việc kết nối hệ thống để tham gia thị trường do Nhà nước đầu tư, còn Công ty Sê San 4A chỉ chuẩn bị nguồn nhân lực để tham gia thị trường khi thị trường đi vào vận hành chính thức. Mọi hệ thống kết nối với thị trường điện chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng. Về tài chính thì công ty chúng tôi đã huy động sẵn để giải ngân cho nhà thầu, mục tiêu là đẩy nhanh tốc độ phát điện của nhà máy để có doanh thu cao trong năm nay. Hiện công ty đang tập trung công tác giải ngân, làm các thủ tục thanh quyết toán vốn đầu tư để chuyển sang giai đoạn kinh doanh.

Nhiều người cho rằng giá điện hiện tại chưa khuyến khích được việc đầu tư các dự án thủy điện, ý kiến của ông về việc này như thế nào?

Theo tôi, Chính phủ cũng có hướng để làm sao cho các nhà máy thủy điện có thể thu hồi vốn nhanh và có lợi nhuận cao. Thực tế hiện nay, chi phí đầu tư một nhà máy thủy điện ít nhất phải trên 30 tỷ đồng/MW trở lên, gấp đôi so với cách đây 5-7 năm (14-15 tỷ đồng/MW). Tuy nhiên, nếu tính theo giá bán điện hiện nay thì DN bị thua lỗ. Do đó, muốn khuyến khích đầu tư thì theo tôi có 2 vấn đề: Thứ nhất là giá bán điện tăng như thế nào cho phù hợp; thứ hai là làm sao cho các dự án thủy điện được vay thêm nguồn vốn ưu đãi.

Mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015 của Công ty CP Thủy điện Sê San 4A, thưa ông?

Mục tiêu của công ty trong giai đoạn 2011-2015, thứ nhất là quyết toán vốn đầu tư xây dựng chuyển sang kinh doanh; thứ hai làm sao cho có hiệu quả, lợi nhuận để đảm bảo quyền lợi của các cổ đông có vốn đầu tư; thứ ba là tham gia vào thị trường chứng khoán để huy động vốn và tìm các dự án mới tái đầu tư. Trong quy mô quản lý doanh nghiệp thì hiện nay điều chúng tôi quan tâm nhất là sử dụng và quản lý nhân lực. Muốn nguồn nhân lực tốt gắn bó lâu dài để đảm bảo quy trình vận hành, quản lý của nhà máy, công ty phải thực hiện chính sách đãi ngộ, quan tâm cải thiện đời sống công nhân viên.

Bị điện giật do cầm bóng đèn ở bàn thờ đặt dưới góc nhà , bé gái 19 tháng tuổi (quận 1, TP HCM) được đưa đến viện trong tình trạng ngưng thở. Đến sáng nay, bệnh nhi đã bị chết não.
Ổ điện ở chân tường là một trong những thủ phạm đe dọa tính mạng trẻ.

Người thân cho hay, tai nạn xảy ra hơn tuần trước khi bé đi chập chững trong nhà và lấy tay nắm bóng đèn bàn thờ thần tài đặt trên sàn. Người lớn phát hiện và ngắt nguồn điện thì bé đã ngưng tim, ngưng thở.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho hay, khi được đưa đến bệnh viện, bé đã hôn mê, phản xạ ánh sáng kém. Đến sáng nay, sau hơn một tuần cấp cứu tích cực, bệnh nhi vẫn hôn mê sâu với chẩn đoán chết não. Nguyên nhân chết não là do sau khi bị điện giật, bệnh nhi bị thiếu oxy lên não quá lâu. Nếu có bình phục, cháu cũng dễ bị các di chứng.

Các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 cho biết, việc trẻ bị điện giật từ các thiết bị điện gia dụng không phải hiếm. Nhiều trẻ đến bệnh viện không lâu thì tử vong do tình trạng quá nguy kịch.

Cụ thể, bé trai 16 tháng tuổi nhà ở Tiền Giang đã không qua khỏi vì cho ngón tay vào ổ điện được lắp ở chân tường phòng ngủ. Một bé gái hai tuổi thì bị di chứng não do cầm bóng đèn chớp nháy trang trí cây thông giáng sinh.

Một trường hợp khác, bé trai 4 tuổi ở huyện Bình Chánh cầm phải đoạn dây điện của chiếc quạt máy bị chuột cắn bong tróc lớp vỏ bọc cách điện. Tai nạn khiến bé bỏng nặng ở tay phải nằm viện hơn 3 tuần.

Tại khoa Bỏng - Chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM, mỗi năm cũng có vài chục trường hợp trẻ nhập viện liên quan đến tai nạn điện trong nhà. Các lý do thường xuất phát từ sự chủ quan của người lớn trong việc thiết kế các thiết bị điện và từ sự hiếu động của trẻ.

Để tránh loại tai nạn này, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM, lưu ý phụ huynh đặc biệt chú ý hệ thống dây điện và tốt nhất không cho trẻ tiếp xúc. Đối với trẻ mới biết đi, cha mẹ nên để các vật dụng và đèn trang trí ở xa trẻ, vì đa số vật trang trí đều dễ vỡ, tạo ra cạnh sắc nhọn, có thể làm bé bị thương.

Các dây điện sờn tróc vỏ bọc, các dụng cụ điện dù không ở tình trạng đang sử dụng thì nên ngắt điện. Với các bóng đèn bàn thờ ông Thần tài, Thổ địa đặt dưới đất cũng ngắt điện lúc không thờ cúng.

"Đặc biệt khi mùa Giáng sinh sắp đến, việc trang trí cây thông Noel với những chùm dây điện chớp nháy cũng rất dễ khiến trẻ gặp nguy vì các bé sẽ cầm nắm do lạ mắt gây tò mò", một bác sĩ khuyến cáo.

Theo VN Express

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong tháng 11 này là phấn đấu hoàn thiện kiến trúc công trình thủy điện Sơn La và tiến hành nghiệm thu toàn bộ công trình.

Sau đó, khánh thành công trình trọng điểm quốc gia về đích trước thời hạn 3 năm vào cuối tháng 12/2012.

Thủy điện Sơn La sẽ được khánh thành vào tháng 12/2012.

Bên cạnh đó, cũng trong tháng 11, EVN sẽ khởi công hai dự án thủy điện Trung Sơn và nhiệt điện Duyên Hải 3 với tổng công suất 1.505 MW; đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng dự án hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ vận hành thị trường điện; chuẩn bị triển khai thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử tại Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh; hoàn thiện và ban hành điều lệ các GENCO...

Mặt khác, EVN tiếp tục đảm bảo đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt , đặc biệt khai thác cao các nguồn nhiệt điện để phục vụ tích nước các hồ thủy điện đạt mực nước dâng bình thường vào cuối tháng 11, nhất là hồ Hòa Bình, Sơn La, Đồng Nai 3 và các hồ ở miền Nam.

EVN cho biết, 10 tháng qua, tập đoàn đã đưa vào vận hành 6 tổ máy với tổng công suất 1.153 MW gồm: hai tổ máy của Thủy điện Đồng Nai 4; hai tổ máy của Thủy điện Kanak và hai tổ máy cuối cùng của Thủy điện Sơn La. EVN cũng hoàn thành đóng điện 22 công trình lưới điện 220-500kV, khởi công 20 công trình lưới điện truyền tải 500-220kV.

Đặc biệt, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã triển khai dự án cấp điện cho huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Đây là dự án đầu tiên trong nước được thi công với công nghệ chôn ngầm cáp 22kV dưới đáy biển. Tổng mức đầu tư dự án khoảng 1.107 tỷ đồng, sẽ hoàn thành trong tháng 10/2013.

Theo EVN News

Giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang đã được Tổng công ty Điện lực TP.HCM thực hiện nghiêm túc. Nếu bạn phát hiện việc vi phạm giá bán điện của nhà trọ, hãy phản ánh theo thông tin dưới đây

Công ty Điện lực Sài Gòn

  • Địa chỉ : 12 Thi sách P Bến Nghé Q1
  • Điện thoại : 22299857
  • Khu vực quản lý : Q1 và Q3
  • Cán bộ phụ trách : Lê Trung Hưng - 0963300963

 

Công ty Điện lực Thủ Thiêm

  • Địa chỉ : 1000 Liên Tỉnh lộ 25B KP1 P Thạnh Mỹ Lợi Q2
  • Điện thoại : 22105215
  • Khu vực quản lý : Q2 và Q9
  • Cán bộ phụ trách : Nguyễn Mạnh Hùng - 0963124668

 

Công ty Điện lực Tân Thuận

  • Địa chỉ : 360 Bến Vân Đồn P1 Q4
  • Điện thoại : 22116026
  • Khu vực quản lý : Q4, Q7
  • Cán bộ phụ trách : Trần Thanh Tú - 0963622767

 

Công ty Điện lực Chợ Lớn

  • Địa chỉ : 1A Thuận Kiều P12 Q5
  • Điện thoại : 22122700
  • Khu vực quản lý : Q5 và Q8
  • Cán bộ phụ trách : Tăng Nái Oanh - 09633838767

 

Công ty Điện lực Bình Phú

  • Địa chỉ : 62-68 đường 50 P. Tân tạo Q Bình Tân
  • Điện thoại : 22125221
  • Khu vực quản lý : Q6 và Q. Bình Tân
  • Cán bộ phụ trách : Nguyễn Văn Phú - 0963933722

 

Công ty Điện lực Phú Thọ

  • Địa chỉ : 215 Lý Thường Kiệt P15 Q11
  • Điện thoại : 22300357
  • Khu vực quản lý : Q10 và Q11
  • Cán bộ phụ trách : Trần Thanh Phương - 0913897800

 

Công ty Điện lực Hóc Môn

  • Địa chỉ : 246 Tô Ký P Tân Chánh Hiệp Q12
  • Điện thoại : 22155218
  • Khu vực quản lý : Q12 và H Hóc Môn
  • Cán bộ phụ trách : Trần Quang Thi - 0963963936

 

Công ty Điện lực Gò Vấp

 

  • Địa chỉ : 5/5 Nguyễn Văn Lượng P16 Q. Gò Vấp
  • Điện thoại : 22164225
  • Khu vực quản lý : Q. Gò vấp
  • Cán bộ phụ trách : Phạm Thị Như Hằng - 0963014601

 

Công ty Điện lực Gia Định

  • Địa chỉ : 01 Phan Đăng Lưu P3 Q. Bình Thạnh
  • Điện thoại : 22160864
  • Khu vực quản lý : Q Bình Thạnh và Q. Phú Nhuận
  • Cán bộ phụ trách : Nguyễn Thuận Hảo - 0936344143

 

Công ty Điện lực Thủ Đức
  • Địa chỉ : 647 Tỉnh Lộ 43 KP4, P.Tam Bình, Q. Thủ đức
  • Điện thoại : 22180205
  • Khu vực quản lý : Q. Thủ Đức
  • Cán bộ phụ trách : Vũ Xuân Vinh - 0989500711

 

Công ty Điện lực Tân Phú

  • Địa chỉ : 42B Trần Hưng Đạo Q. Tân Phú
  • Điện thoại : 22400800
  • Khu vực quản lý : Q. Tân Phú
  • Cán bộ phụ trách : Nguyễn Thị Hải - 0909348380

 

Công ty Điện lực Tân Bình

  • Địa chỉ : 446 Hoàng Văn Thụ Q. Tân Bình
  • Điện thoại : 22272252
  • Khu vực quản lý : Q. Tân Bình
  • Cán bộ phụ trách : Nguyễn Minh Quân - 0963824770

 

Công ty Điện lực Bình Chánh

  • Địa chỉ : B5/6 Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc H. Bình Chánh
  • Điện thoại : 22182223
  • Khu vực quản lý : H. Bình Chánh
  • Cán bộ phụ trách : Nguyễn Văn Khánh - 22005534

 

Công ty Điện lực Củ Chi

  • Địa chỉ : Quốc lộ 22, xã Tân Thông Hội, H. Củ Chi
  • Điện thoại : 22184382
  • Khu vực quản lý : H.Củ Chi
  • Cán bộ phụ trách : Võ Văn Hòa - 0908586206

 

Công ty Điện lực Duyên Hải

  • Địa chỉ : 393 Nguyễn Bình, Ấp 1, xã Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè
  • Điện thoại : 22190448
  • Khu vực quản lý : H.Cần Giờ, H. Nhà Bè
  • Cán bộ phụ trách : Nguyễn Văn Sự - 0909240150

 

Đối với sinh viên và người lao động thuê nhà để ở: cứ 04 người đăng ký được hưởng định mức 01 hộ (01 người được tính là ¼ định mức) giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang.


Theo icon.evn.com.vn - 21/07/2011

Luật Điện lực số 28/2004/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua ngày 03/12/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2005, quy định về quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; tiết kiệm điện; thị trường điện lực; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện...

Những kết quả đạt được

Từ khi triển khai thi hành Luật Điện lực đến nay đã được gần 6 năm, có thể nhận thấy, trong lĩnh vực quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó nổi bật là việc các cơ quan chức năng thuộc Bộ Công Thương đã hoàn thiện và trình Chính phủ ban hành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2010 có xét đến năm 2015 (Quy hoạch điện VI); đã hoàn thành việc lập và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2010-2015 có xét đến năm 2020 (Quy hoạch điện VII); Xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển năng lượng mới, tái tạo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng mới, tái tạo đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2010 có xét đến 2015 cho 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước, đồng thời phê duyệt Quy hoạch đấu nối các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ vào hệ thống điện quốc gia tại 15 tỉnh khu vực miền Bắc, 17 tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam (giai đoạn 2009-2010 có xét đến năm 2015). Ngoài ra, còn phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 cho 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số tỉnh, thành phố còn lại đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Bộ phê duyệt trong năm 2011. Bộ cũng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực cho các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2025, cũng như đang hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2025 để trình Bộ phê duyệt trong năm 2011...

Cũng từ sau khi ban hành Luật Điện lực, nhiều thành phần kinh tế đã tích cực tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực, điển hình là các ngành: Than, Dầu khí, các nhà đầu tư tư nhân, liên doanh triển khai thực hiện đầu tư các dự án nguồn điện theo hình thức nhà máy điện độc lập (IPP) và các dự án nguồn điện theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT). Còn Nhà nước chỉ độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn. Mới đây, trả lời phỏng vấn một tờ báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, đối với lưới điện 110 kV trở xuống, hầu hết do các đơn vị phân phối, bán lẻ điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. Các đơn vị phát điện vừa và nhỏ của tư nhân và các thành phần kinh tế khác ngoài EVN hầu hết không đầu tư lưới điện 110 kV trở xuống đến công tơ bán điện như Luật Điện lực quy định. Việc lựa chọn chủ đầu tư cho các công trình nguồn điện lớn (không thuộc nhóm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh) chủ yếu là thực hiện theo hình thức chỉ định ngay trong quá trình lập và phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Mặc dù chưa tạo được sự cạnh tranh, nhưng hình thức này đã giúp cho chủ đầu tư chủ động chuẩn bị đầu tư, thu xếp vốn, tiết kiệm được từ 1-2 năm thời gian đấu thầu để lựa chọn nhà thầu.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, tính đến cuối năm 2010, tổng công suất lắp đặt của nguồn điện toàn hệ thống (kể cả điện nhập khẩu của Trung Quốc) là 21.380MW, trong đó, nguồn thuỷ điện chiếm tỷ trọng khoảng 38% tổng công suất lắp đặt nguồn điện; nhiệt điện than chiếm tỷ trọng 18,4%; turbin khí 32,5%; nhiệt điện dầu 4,4%; diesel và thuỷ điện nhỏ khoảng 2,8%. Điện sản xuất toàn hệ thống (kể cả điện nhập khẩu) trong giai đoạn 2005-2010 tăng trưởng trung bình 13,3%/năm; đáp ứng về cơ bản nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội.

Một số hạn chế và bất cập của Luật cần sớm được bổ sung, sửa đổi

Những ai quan tâm đến hoạt động điện lực thì đều nghĩ rằng, Luật Điện lực là luật chuyên ngành với những quy định pháp lý chặt chẽ, chuẩn mực để thực thi, thế nhưng, khi trao đổi với chúng tôi, một chuyên gia hàng đầu trong ngành Năng lượng đã thẳng thắn cho rằng, Luật Điện lực chưa đi vào cuộc sống. Nước ta đang thực hiện chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường, nên quá trình triển khai đã bộc lộ nhiều bất cập. Bất cập về cơ chế giá điện; cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực; các văn bản hướng dẫn dưới luật không quy định cụ thể cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, đầu tư các dự án điện lực, các cơ chế thưởng - phạt về tiến độ và chất lượng đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện nên hầu hết các dự án nguồn điện bị chậm tiến độ, chất lượng thiết bị công trình không đảm bảo, trong khi lại thiếu chế tài xử phạt; vi phạm hành lang lưới điện còn xảy ra ở nhiều công trình; bên cung cấp điện không đảm bảo đủ điện nhưng chẳng có ai xử lý, hoặc quá trình vận hành lưới điện hạ thế không an toàn, gây chết người không ai xử phạt, chỉ đền bù ít tiền là xong. Bộ Công Thương cũng đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, các ngành và địa phương phối hợp tăng cường kiểm tra, giám sát để phát hiện một số dự án, công trình nhiệt điện bị báo chí lên tiếng về không đảm bảo tiến độ và chất lượng thiết bị máy móc quá kém, chậm đến hàng năm và mới đưa vào vận hành đã bị sự cố, nhưng đáng tiếc là chưa có trường hợp nào được xử lý. Thậm chí, nhà thầu đó lại tiếp tục thắng thầu ở những dự án kế tiếp. Chung quy cũng chỉ tại Luật quy định không chặt chẽ, thiếu điều kiện ràng buộc và vẫn lấy tiêu chí rẻ là điều kiện tiên quyết. Trong khi đó, Bộ Công Thương có Cục Điều tiết Điện lực, nhưng mấy năm qua, hoạt động chưa hiệu quả, giữa Cục với EVN chưa tìm được tiếng nói chung để khẳng định vai trò điều tiết hoạt động điện lực, là cầu nối giữa Nhà nước với doanh nghiệp, giữa trung ương và địa phương.

Luật Điện lực cũng chưa thể hiện được cụ thể về quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng các dạng năng lượng mới, tái tạo; dự án nguồn điện sử dụng năng lượng mới, tái tạo với quy mô nào thì đưa vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy mô nào thì đưa vào Quy hoạch phát triển điện lực địa phương; nhất là chưa quy định cụ thể các cơ chế, chế độ, chính sách về khuyến khích đầu tư, giá điện để thực hiện các dự án sử dụng năng lượng mới, tái tạo cho phát điện, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị Tổng kết thi hành Luật Điện lực tại cả ba khu vực Bắc, Trung, Nam mới đây, nhiều đại biểu cho rằng, vấn đề tiết kiệm điện tuy đã được triển khai rộng nhưng chưa có các quy định, chế tài và các biện pháp xử lý nên hiệu quả chưa cao. Luật cần bổ sung một số cơ chế, chính sách và các chế tài có liên quan đến việc huy động vốn, cho vay vốn, hợp đồng trong khâu đấu nối lưới điện và đền bù di dân, giải phóng mặt bằng hành lang tuyến. Xây dựng cơ chế áp dụng giá điện khác nhau đối với các địa bàn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Quy định rõ cơ chế ưu đãi, hỗ trợ, bù đắp chênh lệch giá điện cho các nhà máy điện sử dụng năng lượng mới, tái tạo. Quy định cụ thể về giá bán lẻ điện ở vùng nông thôn, miền núi, hải đảo đã nối lưới hoặc chưa nối vào lưới điện quốc gia, bảo đảm cho các doanh nghiệp kinh doanh bền vững.

Ông Lê Huy Nhỡn – Phó giám đốc Sở Công Thương Thái Nguyên còn chỉ rõ: Điều 30, 31 Luật Điện lực 2004 quy định: Bộ Công Thương quyết định giá cụ thể, khung giá cụ thể trình Thủ tướng, tuy nhiên, khung giá cụ thể đó lại không được thực thi bởi chưa được phép. Vì vậy, cần phải sớm thực hiện cơ chế giá điện mới theo Quyết định số 24/2011/QĐ-TTg, ngày 15/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ, đó là phải tăng mạnh giá điện, tăng cao hơn đối với các hộ, đơn vị quản lý và tiêu dùng có mức độ sử dụng điện lớn, tức là những hộ, đơn vị có đời sống và thu nhập cao, để ngành Điện có nguồn vốn đầu tư, cũng như thu hút được nhà đầu tư vào hoạt động điện lực. Đối với những hộ nông dân, vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì nên khuyến khích dùng điện hạn chế, với giá thấp, đảm bảo được khoản hỗ trợ 30.000 đồng/hộ. Nếu thực hiện tốt việc này, coi như chúng ta đang từng bước đi vào kinh tế thị trường, theo hướng cạnh tranh điện lực. Luật Điện lực cũng cần quy định rõ hơn về chính sách khen thưởng đối với các dự án đầu tư lớn, cụ thể là các nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, công nghệ tiêu tốn nhiều năng lượng để giảm bớt tiêu thụ về điện, tiến tới từng bước thực hiện giá điện theo cơ chế thị trường. Còn ông Phạm Quang Thái – Phó giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh thì có ý kiến cụ thể hơn, đó là việc các địa phương (cấp huyện) có nên tiếp tục xây dựng quy hoạch điện lực cấp huyện hay không? Bởi trong quá trình triển khai, khi gặp vướng mắc trong quy hoạch điện lực cấp tỉnh có thể đối chiếu với quy hoạch cấp quốc gia để triển khai. Còn khi xây dựng quy hoạch điện cấp huyện lại phải chờ quy hoạch điện lực cấp tỉnh được Bộ Công Thương phê duyệt, do đó, nếu quy định thời hạn 5 năm lập quy hoạch triển khai là quá ngắn, mà cần phải quy định giai đoạn là 5 năm và tầm nhìn đến 10 năm.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin trích ý kiến của Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khi trao đổi với phóng viên báo chí, không thể phủ nhận những kết quả có được từ khi có Luật Điện lực, nhưng để sản xuất kinh doanh điện chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, có một thị trường điện mang tính minh bạch và cạnh tranh thì nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực cho phù hợp với tình hình mới.

Xử phạt hành vi ăn cắp điện là 1 trong những nội dung của nghị định 74/2003/NĐ-CP ban hành ngày 26 tháng 06 năm 2003 của chính phủ.

Điều 9. Vi phạm các quy định về sử dụng điện

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cản trở người có thẩm quyền kiểm tra việc sử dụng điện.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây :

a) Tự ý đóng, cắt, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện;
b) Tự ý di chuyển hoặc làm sai lệch hệ thống đo đếm điện (kể cả các niêm phong và sơ đồ đấu dây), thiết bị điện và công trình điện của bên bán điện;
c) Vô ý gây sự cố hệ thống điện của bên bán điện;
d) Dùng các thiết bị gây nhiễu làm hư hại, sai lệch thiết bị truyền số liệu, đo lường, bảo vệ của hệ thống điện.

3. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng:
a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 100 kWh;
b) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 700.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 100 kWh đến dưới 200 kWh.
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 200 kWh đến dưới 300 kWh;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 300 kWh đến dưới 400 kWh;
đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 400 kWh đến dưới 500 kWh.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý đóng điện dùng khi công trình sử dụng điện của bên mua điện chưa nghiệm thu bàn giao hoặc khi đang trong thời gian bị ngừng cấp điện do vi phạm các quy định về sử dụng điện;
b) Sử dụng thêm nguồn điện khác khi chưa được phép của bên bán điện ngoài nguồn đã được cho phép sử dụng trong trường hợp sử dụng điện để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
c) Tự ý bán điện cho tổ chức, cá nhân khác khi không được sự đồng ý của bên bán điện;
d) Sử dụng điện để đánh cá, bẫy chuột, chống trộm, bảo vệ tài sản, hoa màu hoặc các hành vi khác vi phạm quy định về an toàn trong sử dụng điện.

5. Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức để phục vụ các mục đích khác ngoài quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 100 kWh;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 100 kWh đến dưới 200 kWh;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 200 kWh đến dưới 300 kWh;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 300 kWh đến dưới 400 kWh;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 400 kWh đến dưới 500 kWh.

6. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện dùng để vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều này.

7. Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực còn có thể bị buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Xem thêm : Hướng dẫn xử lý trộm cắp điện của Sở Công Thương TPHCM


Theo icon.evn.com.vn - 20/07/2011

Sáng ngày 19/7/2011, tại công trường Trung tâm điện lực Quảng Trạch thuộc xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) tổ chức lễ khởi công và phát động thi đua xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, Quảng Bình.

Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 là dự án trọng điểm, cấp bách nằm trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 được phép áp dụng cơ chế đặc thù để đầu tư xây dựng các công trình điện cấp bách và được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức chỉ định thầu gói thầu EPC.

Đây là dự án nhà máy nhiệt điện than có quy mô công suất lớn đầu tiên áp dụng mô hình thức hiện gói thầu EPC, giao cho Tổng công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) thực hiện nhằm phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà thầu trong nước. Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1 có công suất 1.200MW, sản lượng sản xuất hàng năm khoảng 8,4 tỷ kWh. Thời gian thực hiện hợp đồng là 48 tháng, trong đó, tổ máy số 1 sẽ phát điện thương mại vào tháng 6/2015, và tổ máy số 2 sẽ phát điện thương mại vào tháng 12/2015.

Dự án sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu phụ tải của hệ thống điện quốc gia, nâng cao tổng công suất phát điện của toàn Hệ thống điện. Đây là một dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Bình, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động trong giai đoạn xây dựng. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết trực tiếp cho hơn 1.000 lao động và tạo công ăn việc làm cho người lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ...

Phát lệnh khởi công Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch 1, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Dự án có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chiến lược phát triển ngành dầu khí đến 2015 định hướng đến 2025, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng và phát triển kinh tế xã hội cả nước nói chung.

Hướng dẫn xử lý các hành vi trộm cắp điện là nội dung của công văn số 396/SCN-QLĐN, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh


Nhằm thống nhất việc xử lý một số hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện, đồng thời để giảm thiểu tình trạng khiếu nại của người dân. Ngày 10/4/2007, Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã có Công văn số 396/SCN-QLĐN gửi Công ty Điện lực thành phố và các Điện lực khu vực hướng dẫn việc xử lý một số hành vi vi phạm hợp đồng mua bán điện, như sau:

1. Đối với các hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức, thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm bằng giá trị sản lượng điện bị mất do hành vi trộm cắp điện gây ra, nếu bên bị vi phạm chứng minh được giá trị tổn thất thực tế, mức tổn hao do hành vi vi phạm gây ra và bị phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán điện, nếu bên bán và bên mua điện có thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán điện. Riêng hợp đồng mua, bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt được ký kết giữa bên bán điện và bên mua điện (mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 08/2006/QĐ-BCN ngày 12/4/2006 của Bộ Công nghiệp) thì đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức bị xử lý theo quy định của pháp luật, không quy định phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua, bán điện.

Ngoài việc bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm, bên vi phạm còn bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, áp dụng cho từng trường hợp cụ thể như sau:
1.1. Trường hợp trộm cắp điện với số lượng dưới 500 kWh: Ngoài việc lập biên bản kiểm tra sử dụng điện, kiểm tra viên điện lực của các đơn vị điện lực cần lập biên bản vi phạm hành chính theo mẫu quy định tại phụ lục 4, Quyết định số 31/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 của Bộ Công nghiệp. Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, biên bản vi phạm hành chính, các tang vật, phương tiện vi phạm và bảng chiết tính điện năng bồi thường phải được chuyển đến UBND các cấp hoặc Thanh tra Điện lực Sở Công nghiệp để tiến hành thủ tục xử phạt hành chính với các vi phạm được quy định tại khoản 3, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 9 của Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26/6/2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
1.2. Trường hợp trộm cắp điện với số lượng từ 500 kWh trở lên, thì sau khi lập biên bản vi phạm sử dụng điện và biên bản vi phạm hành chính, bên bán điện phải chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, trong trường hợp cá nhân có hành vi trộm cắp điện đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án để xử lý hành chính của cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng khung hình phạt cao nhất tùy theo mục đích trộm cắp điện. Trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực là ba (03) tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và trả hồ sơ vi phạm.
2. Đối với việc ngừng cung cấp điện do chưa thực hiện việc bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng mua, bán điện: Thời hạn trả tiền bồi thường thiệt hại do bên bán điện và bên mua điện tự thỏa thuận nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày chấp nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu quá thời hạn trên, bên vi phạm chịu lãi suất chậm trễ trên số tiền bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, bên bán điện không áp dụng khoản 6 Điều 23 của Luật Điện lực, thông báo 3 (ba) lần sau 15 ngày, kề từ lần thông báo đầu tiên để thực hiện việc ngừng cung cấp điện đối với bên mua điện, vì điều luật này chỉ quy định về thanh toán tiền điện đã sử dụng được ghi trong hóa đơn.
3. Trường hợp đối với các điện kế bị nứt, bễ, bị khoan lỗ vỏ hộp, điện kế có niêm chì bị đứt, biến dạng hoặc mất.
3.1. Nếu hành vi vi phạm bị phát hiện quả tang khi đang thực hiện nhằm mục đích trộm cắp điện với chứng cứ rõ ràng thì thực hiện theo mục 1 của văn bản này.
3.2. Trường hợp hành vi vi phạm không có chứng cứ quả tang, nhưng đây là hành vi phá hoại trang thiết bị, thiết bị đo đếm điện, hành vi này bị cấm theo khoản 1 Điều 7 của Luật Điện lực. Khi phát hiện hành vi trên sẽ áp dụng hình thức xử lý như sau:
Nếu bên bị vi phạm chứng minh được giá trị tổn thất thực tế, mức độ tổn hao do hành vi vi phạm gây ra thì ngoài việc bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm bằng giá trị sản lượng điện bị mất, bên vi phạm còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26/3/2003 của Chính phủ.
Nếu bên bị vi phạm không chứng minh được giá trị tổn thất thực tế, mức tổn hao do hành vi vi phạm gây ra thì bên vi phạm không thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm mà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 2 Điều 9 của Nghị định số 74/2003/NĐ-CP ngày 26/3/2003 của Chính phủ.
Cũng theo tinh thần công văn này thì các quy định có liên quan đến việc xử lý vi phạm hợp đồng mua, bán điện được ban hành trước khi Quyết định số 31/2006/QĐ-BCN ngày 06/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp có hiệu lực thi hành đều bãi bỏ.

Xem thêm : Quy định xử lý ăn cắp điện của Chính phủ


Theo icon.evn.com.vn - 25/07/2011

“Việc gì thị trường không làm được thì nhà nước phải làm. Giờ muốn rút vai trò nhà nước trong cung ứng điện nhưng giá bán điện hiện nay tư nhân vẫn chưa “chịu” được. Nhà nước rút luôn, lấy gì cung cấp điện” - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trao đổi.

Chính phủ chưa thể “rút” vai trò độc quyền điện

Bên hành lang QH chiều 23/7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời về những khó khăn trong việc thực hiện quy hoạch điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 (Tổng sơ đồ điện 7) cũng như nhiều vướng mắc trong việc tái cơ cấu, giảm dần độc quyền của Tập đoàn điện lực (EVN).

Nhiều năm thực hiện Tổng sơ đồ điện 6, cả nước vẫn thiếu điện trầm trọng. Tổng sơ đồ điện 7 khởi động năm nay có khả quan hơn không, thưa Phó Thủ tướng?

Tổng sơ đồ 7 chắc còn khó khăn hơn Tổng sơ đồ 6. Cái khó lớn nhất là việc huy động vốn trong bối cảnh hiện nay. Không chỉ trong nước khó khăn mà kinh tế cả thế giới cũng vậy, huy động vốn trong và ngoài nước đều khó.

Trong khi vẫn phải đảm bảo cung cấp thêm 5000MW điện mỗi năm là việc hết sức nan giải.

Khó thu hút, huy động vốn đầu tư cho ngành điện nghĩa là EVN vẫn sẽ độc quyền cung ứng điện dài dài?

Huy động vốn cần nhiều giải pháp. Còn tái cơ cấu ngành điện thì vẫn tiếp tục triển khai. Các bước tái cơ cấu cũng phải đi rất khoa học, đồng bộ với tiến độ thị trường.

Hiện ta vẫn chưa hình thành được những đơn vị mới thu hút vốn đầu tư dự án được mà đã yêu cầu “giải quyết” tổ chức cũ thì không biết lấy đâu đáp ứng nhu cầu điện. Không phải Chính phủ muốn duy trì độc quyền điện mà vấn đề ở chỗ để giảm dần độc quyền của nhà nước, cần phải tăng yếu tố thị trường lên.

Như vẫn nói việc gì thị trường không làm được, tư nhân không làm được thì nhà nước phải làm. Giờ muốn rút vai trò nhà nước đi, phải có thể chế đầy đủ và tư nhân cũng sẵn sàng. Mà tư nhân chỉ sẵn sàng khi cơ chế giá bán điện "chịu" được. Chỉ khi tư nhân tham gia thì nhà nước mới dần giảm đi, chứ rút luôn thì lấy gì cung cấp điện.

Cơ chế giá bán điện cạnh tranh đã đặt ra nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề, chưa hút được nhà đầu tư nào tham gia làm điện?

Nhu cầu điện mỗi năm cao hơn, vốn mỗi lúc cũng cần nhiều hơn vì giá đã lên một mặt bằng mới. Như vậy chi phí đầu tư 1 nhà máy điện sẽ còn cao hơn dẫn tới khả năng thu hút vốn càng khó hơn nữa.

Nhưng dù sao giá bán điện cạnh tranh cũng có tiềm năng lớn là mở ra thị trường, mở ra cơ chế điều chỉnh giá điện để dần dần tiếp cận với thị trường. Đó là lời giải cho bài toán khó về vốn. Nhưng việc này cũng còn tùy thuộc nhiều vào điều kiện thị trường để có thể thực hiện đượcc những bước đi như vậy.

Có ý kiến cho rằng, thực trạng ngành điện như hiện nay xuất phát một phần do nguyên nhân chậm thực hiện Tổng sơ đồ điện 6. Vậy Chính phủ có rút ra kinh nghiệm gì khi thực hiện Tổng sơ đồ 7 tới đây?

Chậm tiến độ các dự án thì có rất nhiều nguyên nhân. Ở đây có nguyên nhân thiếu vốn.

Như tôi nói, thực hiện Tổng sơ đồ 7 sẽ không dễ hơn ở khâu huy động vốn, kể cả thị trường trong nước và nước ngoài. Muốn tiến độ về vốn bảo đảm, cần phải năng động hơn nữa, căn cơ hơn nữa.

Thứ 2, về giá. Vừa rồi chúng ta đã đưa ra được cơ chế điều chỉnh giá và việc này sẽ tạo điều kiện cho việc có thể thu hút vốn tốt hơn. Dù giá mới cải cách được một bước nhưng cũng là hướng mở ra để các nhà đầu tư sẵn sàng bỏ vốn tham gia.

Vấn đề nữa là xem xét để cải cách các khâu của dự án. Tiếp đó là cơ chế tạo điều kiện cho dự án làm nhanh hơn. Hiện một số chủ đầu tư năng lực vẫn yếu, cả trong khâu chuẩn bị dự án lẫn triển khai thực hiện.

Còn vướng mắc nào cần gỡ để các dự án sớm được thực hiện, thưa Phó Thủ tướng?

Cái khó lớn nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng. Đây là vấn đề tiếp tục vướng mắc trong thực hiện tổng sơ đồ 7, đòi hỏi tất cả cơ quan chính phủ, địa phương cũng như chủ đầu tư phải đưa ra cơ chế phù hợp để giải quyết.

Trong việc này, đa số chậm ở khâu chuẩn bị các khu tái định cư cho dân, cần thúc đẩy sớm lên. Thực tế Chính phủ quy định cho phép chủ đầu tư ứng vốn cho địa phương để làm công tác quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư sớm hơn.

Việc này cũng nằm trong quy luật chung, không chỉ với các dự án điện mà cả khu đô thị, xây dựng hạ tầng… đều vướng ở khâu này.

Nên nhớ ngay khi thực hiện tổng sơ đồ điện 6 cũng chưa bao giờ chúng ta đáp ứng được nhu cầu điện mỗi năm cần thêm khoảng 3780 MW. Tình trạng thiếu điện cứ kéo dài như vậy nên khi giải quyết cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Đến giai đoạn này nhu cầu mỗi năm đã tăng thêm 5000 MW, thách thức đưa ra càng lớn hơn nữa, đòi hỏi tất cả các cơ quan, bộ ngành, địa phương phải nỗ lực hơn nữa vì ai cũng hiểu không có điện sẽ không làm được gì cả.

Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!


Theo VnExpress.net - 30/06/2012

Giá điện tăng đồng loạt cho cả sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh với mức tăng bình quân 65 đồng, tương đương 5% lên bình quân 1.369 đồng mỗi kWh (chưa bao gồm VAT) kể từ ngày 01/07/2012.

Thông báo trên do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát đi tối ngày 29/6, sau khi Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BCT Quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện trong buổi chiều cùng ngày.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, sau khi tăng giá, doanh thu bán điện của EVN dự kiến tăng thêm 3.710 tỷ đồng, tương ứng với sản lượng điện thương phẩm từ 1/7 đến 31/12 là 56,8 tỷ kWh.
Giá cả 3 loại hình đều tăng theo quyết định mới, bao gồm cả điện dùng cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt. Theo đó, giá bán lẻ điện sinh hoạt ở bậc cao nhất là 2.192 đồng, thay vì mức cũ là 2.060 đồng. Giá điện sản xuất cao nhất áp dụng từ 1/7 sẽ là 2.306 đồng, tăng 281 đồng. Còn giá điện kinh doanh ở hạng mục đắt nhất sẽ là 3.539 đồng/kWh, tăng 170 đồng.
Riêng giá bán điện sinh hoạt bậc thang từ 0 đến 50 kWh áp dụng cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp giữ nguyên 993 đồng.
EVN cho rằng, việc điều chỉnh giá bán điện ngày 1/7 có tác động không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân.
Các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh mỗi tháng không bị tác động do giữ nguyên giá bán điện. Các hộ sử dụng điện sinh hoạt bình thường 100 kWh mỗi tháng tăng 4.200 đồng mỗi tháng, sử dụng 150 kWh tăng 8.600 đồng, sử dụng 200 kWh tăng 14.050 đồng, sử dụng 300 kWh tăng 26.050 đồng, sử dụng 400 kWh tăng 38.950 đồng.
Quyết định tăng giá điện được đưa ra trong bối cảnh EVN thua lỗ và nợ đọng các đối tác hàng nghìn tỷ đồng. Đúng lúc này, chỉ số giá tiêu dùng cũng đang ở mức thấp kỷ lục suốt 38 năm qua. Một số ý kiến cho rằng có thể tận dụng bối cảnh này để điều chỉnh một cách hợp lý giá các mặt hàng thiết yếu đang phải kìm nén lâu nay. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo CPI âm hiện nay chủ yếu do sức mua của người dân kiệt quệ vì kinh tế suy giảm, thu nhập của từng gia đình sa sút.
Sau khi tăng hơn 15% vào tháng 3/2011, giá điện tiếp tục tăng lần thứ hai trong năm vào ngày 20/12/2011, lên 1.304 đồng mỗi kWh, tăng 62 đồng, tương đương với 5%. Ngành điện cho biết, với mức tăng này, EVN thu thêm được khoảng 6.000 tỷ đồng và chỉ đủ bù lỗ cho chi phí môi trường rừng khoảng 700 tỷ đồng, chi phí nhiên liệu trong năm 2012. Còn khoản lỗ 10.000 tỷ đồng, EVN vẫn chưa thể giải quyết được.
Từ đầu năm đến nay, EVN nhiều lần nhấp nhổm xin tăng giá. Hồi tháng 3, “nhà đèn” khẳng định đang tính toán các thông số đầu vào cơ bản gồm biến động giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ và cơ cấu sản lượng điện phát. Tùy từng tháng, mỗi thông số đều có sự biến đổi nhất định, EVN sẽ căn cứ vào biến động này để cân nhắc thời điểm đề xuất tăng giá. Tuy nhiên, chỉ ngay sau đó vài ngày, Tập đoàn Điện lực đã ra thông báo khẳng định chưa đề xuất tăng giá điện. Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng nhiều lần tránh câu hỏi về thời điểm tăng giá điện, chỉ trả lời “khi số liệu của EVN đã được kiểm toán và các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giá điện mới được điều chỉnh”.
Cùng với việc tăng giá điện, các thông số đầu vào cơ bản được sử dụng cho tính giá điện áp dụng từ ngày 1/7 cũng thay đổi. Giá bán than cho điện tăng từ 10 đến 11,5% so với hiện hành. Giá khí trung bình cho nhà máy điện Cà Mau là 9,338 USD/triệu BTU được tính trên cơ sở giá dầu HFO là 720,96 USD/tấn. Giá dầu (sau thuế VAT): giá dầu DO là 20.897 đồng/lít, giá dầu FO là 18.116 đồng/lít. Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ: 20.927 đồng/USD.

Bảng giá điện từ tháng 07/2012

Theo icon.evn.com.vn - 25/07/2011

Trong thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã có 2.068 điểm vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Đây là con số đáng lo ngại và Tổng công ty Điện lực Hà Nội (EVN HANOI ) vẫn đang hết sức cố gắng để hạn chế các vụ việc xảy ra, qua đó nâng cao hiệu quả vận hành của lưới điện và đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Biết hay cố tình không biết

Sự nguy hiểm của những đường dây cao áp hẳn ai cũng biết, tuy nhiên biết nhưng người dân vẫn vi phạm an toàn hành lang lưới điện. Một số trường hợp vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp (HLATLĐCA) gây ra sự cố nghiêm trọng trong thời gian gần đây, mà điển hình là sự cố đường dây 172E1.3 Mai Động đi E1.18 Bờ Hồ xảy ra vào ngày 10/5/2011 gây mất điện trên diện rộng tại nhiều quận nội thành của Thủ đô. Nguyên nhân là do công trình xây dựng nhà ở của bà Lê Thị Duyên – chủ hộ nhà 91 (trong ngõ) Nguyễn Khoái, phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ lưới điện (khoảng cột 20-21) tuyến đường dây cao áp110 kV. Sự cố đã gây hậu quả là: Làm phóng điện cháy phần lợp mái nhựa tầng 3, tuy không có thiệt hại về người, nhưng làm mất điện tại 2 máy biến áp 110 kV thuộc trạm 110 kV Bờ Hồ và trạm 110 kV Trần Hưng Đạo; đồng thời làm gián đoạn việc cung cấp điện cho khoảng 210 trạm biến áp phân phối thuộc khu vực các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng. Ngay sau khi sự cố xảy ra, EVN HANOI đã nhanh chóng phối hợp với cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân phường Bạch Đằng tiến hành phá dỡ công trình vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp trên và lập biên bản chủ hộ vi phạm.

Sự việc này lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm hành lang lưới điện, làm gián đoạn việc cung ứng điện an toàn liên tục và ảnh hưởng không nhỏ đời sống, sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn Thành phố những ngày nắng nóng này.

Khó khăn trong việc phối hợp với các cơ quan chức năng

EVN HANOI và các công ty điện lực các quận, huyện của thành phố Hà Nội hết sức ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương trong việc thực hiện ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm HLAT LĐCA. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do tốc độ đô thị hoá nhanh, một số công trình xây dựng không có giấy phép dẫn đến vi phạm HLAT LĐCA. Mặt khác, nhiều chủ công trình chưa thiện chí phối hợp với ngành Điện, có trường hợp còn xâm phạm vào lưới điện như đào vào cáp ngầm xây dựng vi phạm khoảng cách trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp..., gây sự cố lưới điện.

Việc xử phạt đối với hành vi, vi phạm còn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác bồi thường thiệt hại cho ngành Điện. Mặt khác, người dân còn thiếu hiểu biết hay biết về sự nguy hiểm của những đường dây cao áp nhưng vẫn cố tình vi phạm. Khi ngành Điện đi tuyên truyền về ATHLLĐ người dân còn bất hợp tác, hay chỉ hành động đối phó với ngành Điện và chính quyền địa phương. Ngoài ra, các cấp chính quyền cũng chưa có những phương án cụ thể phối hợp với ngành Điện nhằm giảm thiểu vi phạm ANTHLLĐ. Việc sử lí vi phạm còn lỏng lẻo, chưa cương quyết dẫn đến người dân còn tái vi phạm.

Những giải pháp được đưa ra

Mục tiêu của ngành Điện trong thời gian tới là ngăn chặn và giảm thiểu vi phạm ATHLLĐCA, phấn đấu giảm các vụ vi phạm xuống từ 18 đến 20% hàng năm, cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục trên địa bàn Thành phố. Theo ông Nguyễn Đăng Thiện, Phó ban An toàn - Bảo hộ lao động EVN HANOI cho biết: Để đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, EVN HANOI đã chỉ đạo các đơn vị tích cực kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm HLATLĐCA. Cụ thể là phải giải quyết dứt điểm các vụ vi phạm, gây ự cố lưới điện (yêu cầu chủ công trình phá dỡ hoặc đền bù kinh phí để cải tạo lưới điện…). EVN Hà Nội phối hợp với chính quyền các địa phương tích cực tuyên truyền trong dân về an toàn sử dụng điện trong mùa mưa bão, tuyên truyền không chỉ bằng các hình thức như in các tờ rơi phát tới các gia đình gần khu có lưới điện cao áp đi qua, mà còn ký hợp đồng phát thanh trên loa đài của phường, xã nhiều lần trong ngày và liên tục trong tuần, trong tháng; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài... về các nội dung sử dụng điện an toàn điện; cách phòng tránh tai nạn điện trong mùa mưa bão và các quy trình, quy phạm về hành lang an toàn lưới điện cao áp…

Để góp phần thực hiện các giải pháp trên, ngành Điện khuyến cáo người dân lưu ý 9 điểm sau đây:

1. Không xây nhà cửa và các công trình khác trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện.
2. Không sử dụng các thiết bị, dụng cụ, phương tiện ( xe xúc gầu, xe cầu, xe đổ ben) làm việc trong hành lang lưới điện.
3. Không trộm cắp, ném bắn, gây hư hỏng các bộ phận của công trình điện.
4. Không thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp hoặc bất kì vật gì có khả năng hư hại đến công trình lưới điện cao áp.
5. Không lắp đặt ăng ten, dây phơi, giàn giáo, biển hộp đèn quảng cáo và các vật dụng khác tại vị trí mà bị đổ rơi, có thể va quyệt vào công trình lưới điện cao áp.
6. Không trồng cây hoặc để cành cây, dây leo vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện.
7. Không bắn pháo, dây tráng kim lên đường dây điện.
8. Không tháo gỡ dây neo, dây tiếp địa và các phụ kiện khác ở cột đện.
9. Không sử dụng cột điện làm nhà, lều, quán hoặc các mục đích khác.

Tình trạng vi phạm HLATLĐCA đe dọa nghiêm trọng đến an toàn cho vận hành lưới điện cao áp, đe dọa đến tính mạng người dân. Hậu quả là khôn lường khi sự cố lưới điện làm mất điện cấp cho khách hàng trong đó không loại trừ các khu vực quan trọng, đặc biệt là đối với lưới điện 110 KV phạm vi mất điện rất lớn làm ảnh hưỏng đến đời sống xã hội sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Hãy nhớ khuyến cáo 9 không của ngành điện để bảo vệ chính bản thân mình cũng như bảo đảm tài sản của nhà nước nhằm cung cấp điện an toàn liên tục.


Theo VnExpress.net - 30/06/2012

Bảng giá điện từ ngày 01/07/2012, sau thông báo do tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phát đi tối 29/06/2012. Sau khi Bộ Công Thương ban hành thông tư số 17/2012/TT-BCT

Giá bán lẻ điện sinh hoạt

STT Mức sử dụng một hộ trong tháng Giá hiện nay Giá áp từ 1/7
1 50 kWh (nghèo, thu nhập thấp) 993 993
2 Cho kWh từ 0-100 1.242 1.284
3 Cho kWh từ 101- 150 1.369 1.457
4 Cho kWh từ 151-200 1.734 1.848
5 Cho kWh từ 201- 300 1.877 1.997
6 Cho kWh từ 301- 400 2.008 2.137
7 Cho kWh từ 401 trở lên 2.060 2.192

Giá bán lẻ điện cho ngành sản xuất:

STT Đối tượng áp dụng giá bán điện Giá hiện nay Giá áp từ 1/7
1 Cấp điện áp từ 110 kV trở lên
a) Giờ bình thường 1.102 1.158
b) Giờ thấp điểm 683 718
c) Giờ cao điểm 1.970 2.074
2 Cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110 kV
a) Giờ bình thường 1.128 1.184
b) Giờ thấp điểm 710 746
c) Giờ cao điểm 2.049 2.156
3 Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22kV
a) Giờ bình thường 1.164 1.225
b) Giờ thấp điểm 727 773
c) Giờ cao điểm 2.119 2.224
4 Cấp điện áp dưới 6kV
a) Giờ bình thường 1.216 1.278
b)Giờ thấp điểm 767 814
c) Giờ cao điểm 2.185 2.306

Khách hàng mua điện tại cấp điện áp 20kV được tính theo giá tại cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV.

Giá bán lẻ điện cho kinh doanh:

STT Cấp điện áp Giá hiện nay Giá áp từ 1/7
1 Từ 22 kV trở lên
a) Giờ bình thường 1.808 1.909
b) Giờ thấp điểm 1.022 1.088
c) Giờ cao điểm 3.117 3.279
2 Từ 6kV đến dưới 22 kV
a) Giờ bình thường 1.939 2.046
b) Giờ thấp điểm 1.153 1.225
c) Giờ cao điểm 3.226 3.388
3 Dưới 6 kV
a) Giờ bình thường 1.965 2.074
b) Giờ thấp điểm 1.205 1.279
c) Giờ cao điểm 3.369 3.539

Nếu phát hiện đối tượng vi phạm giá bán điện sinh hoạt bậc thang, bạn có thể báo cáo vi phạm giá điện tại đây


Theo icon.evn.com.vn - 02/08/2011

Tổng Công ty Điện lực TPHCM vừa công bố kết quả khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng điện 6 tháng đầu năm 2011. Theo đó, có 4 dịch vụ liên quan đến việc cung cấp điện cho khách hàng đều đạt chỉ số hài lòng xấp xỉ 8/9 điểm và tất cả đều tăng so với cùng kỳ năm 2010. Đây là nỗ lực rất lớn của ngành điện trong việc áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện, nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Chấm điểm ngành điện

Bước vào khu vực tiếp nhận hồ sơ đăng ký lắp đặt điện kế (Công ty Điện lực Sài Gòn), ông Mai Văn Thắng (ngụ phường 13, quận 3) bỡ ngỡ không biết bắt đầu từ đâu. Ngay lập tức, một nhân viên bàn hướng dẫn tiến lại nói: “Mời bác đến quầy số 2”. Nhân viên tiếp nhận hồ sơ Phan Thị Hoài Thương niềm nở: “Bác cho xem hồ sơ ạ”. Lướt qua hồ sơ mà ông Thắng đưa, nữ nhân viên này nói: “Hồ sơ còn thiếu bản photocopy hộ khẩu. Bác bổ sung sau cũng được”.

Cầm trên tay tờ biên nhận, ông Thắng đứng dậy định bước đi thì một nhân viên quầy kế bên nhắc: “Bác bấm nút chấm điểm cho chị Thương đi ạ”. Thấy trước bàn có bảng điện tử nhấp nháy các nút bấm, ông Thắng không ngần ngại nhấn vào nút “rất hài lòng”, rồi nở nụ cười thật tươi bước ra cửa.

Chỉ khoảng 15 phút, chúng tôi ghi nhận có hơn 10 khách hàng đến 4 quầy thủ tục để giao dịch các dịch vụ gắn điện kế, cấp điện, sửa chữa sự cố điện… Mỗi khách hàng đến giao dịch chỉ chưa đầy 5 phút là xong và trước khi rời khỏi quầy đều không quên nhấn vào 2 nút “rất hài lòng”, “hài lòng” trên bảng điện tử đặt trước bàn của các nhân viên.

Ông Huỳnh Long Hải, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Sài Gòn, cho biết: “Từ tháng 6-2011, Điện lực Sài Gòn thực hiện thí điểm chấm điểm hài lòng của khách hàng đến thực hiện các dịch vụ. Có 6 nút bấm để khách hàng lựa chọn, trong đó chỉ số không hài lòng có 4 nút gồm: Nghiệp vụ, đợi lâu, thái độ và cần cải thiện. Trung bình mỗi tháng có hơn 400 lượt khách hàng bấm nút chấm điểm. Ghi nhận kết quả bước đầu phần lớn khách hàng đều chấm hài lòng và rất hài lòng”.

“Vì khách hàng phục vụ”

Đó là khẩu hiệu hành động được triển khai tại tất cả các đơn vị điện lực trong Tổng Công ty Điện lực TP với mục tiêu trong năm 2011 nâng mức hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ đạt điểm tuyệt đối 9/9. Trong đó, tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện và thu tiền điện tại hộ dân. Đây là những lĩnh vực mặc dù được người dân nhận xét có nhiều cải tiến và rút ngắn thời gian, quy trình giải quyết hồ sơ, đổi mới phương thức thu tiền điện qua hệ thống ngân hàng… nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót về thái độ phục vụ và chất lượng dịch vụ.

Để giám sát việc cải thiện nâng mức chỉ số hài lòng của người dân đối với các dịch vụ, hàng tháng các công ty điện lực sẽ rà soát, phân tích toàn bộ những ý kiến đóng góp của khách hàng xem những khâu nào, bộ phận nào mức điểm không được nâng lên để tìm biện pháp chấn chỉnh.

Với cách làm này, như nhận định của ông Ngô Quang Phước, Phó ban Kinh doanh Tổng Công ty Điện lực TP, khách hàng sẽ được hưởng lợi cao nhất từ yêu cầu mà mình đặt ra để ngành điện đáp ứng một cách thỏa đáng.

Ghi nhận của chúng tôi về những giải pháp cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ của ngành điện TP thời gian qua đã tác động lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân TP và góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển. Và đặc biệt là đã tạo ra hình ảnh và phong cách mới của ngành điện lấy sự hài lòng của người dân làm mục đích cho các hoạt động của cả hệ thống, bảo đảm mọi yêu cầu phục vụ của khách hàng đều được thỏa mãn với chất lượng cao nhất.

Lộ trình điều chỉnh giá liên Bộ Công Thương - Tài chính sắp trình Chính phủ sẽ theo hướng tăng cao hơn hiện nay.

Chiều 3/12/2012, tại buổi công bố giá thành sản xuất kinh doanh điện do Bộ Công Thương tổ chức, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đặng Huy Cường cho biết liên Bộ Công Thương – Tài chính đang rà soát để trình Chính phủ lộ trình điều chỉnh giá điện giai đoạn 2013-2015. Việc điều chỉnh sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng để giảm tối thiểu những ảnh hưởng đến đời sống người dân.

“Tháng 12 tới sẽ trình lộ trình điều chỉnh giá điện, nếu được Chính phủ thông qua, chúng tôi sẽ công bố rộng rãi”, ông Cường khẳng định.

Trả lời câu hỏi của báo chí về việc điều chỉnh giá điện, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương Quang khẳng định, giá điện chắc chắn tăng chứ không giảm bởi mức giá hiện tại rất thấp. Theo chủ trương từ năm 2008, giá điện sẽ dần theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, năm 2011-2012 rất khó khăn nên Chính phủ vẫn phải kiểm soát về giá điện. “Nhu cầu năng lượng càng tăng, nguồn sơ cấp càng ngày càng giảm, bởi vậy, giá điện theo xu hướng sẽ tăng”, Thứ trưởng Lê Dương Quang khẳng định.

Ảnh: Hoàng Hà
Giá điện sẽ theo xu hướng tăng. Ảnh: Hoàng Hà.

Với mức chênh lệch giá thành và giá bán trong năm 2011, được công bố chiều 3/12, EVN lỗ 5.297 tỷ đồng. Nếu tính đến thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện như lãi tiền gửi, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần phát điện, thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi năm 2011, EVN lỗ 3.181 tỷ đồng.

Tổng các khoản chi phí chưa được tính vào giá thành sản xuất kinh doanh điện đến hết 31/12/2011 là hơn 26.700 tỷ đồng. Trong đó, chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ đến ngày 31/12/2011 là hơn 26.660 tỷ đồng. Chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn chưa được phân bổ là hơn 64 tỷ đồng.

Phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đinh Quang Tri cho hay, do năm nay tình hình tỷ giá tương đối ổn định, trong khi đó nước về nhiều, thủy điện tăng nên khả năng tập đoàn sẽ có lãi. Không công bố mức lãi dự kiến là bao nhiêu, ông chỉ cho biết năm 2010, EVN lỗ 8.000 tỷ đồng, năm 2011 lỗ hơn 3.000 tỷ đồng. “Năm 2012, chúng tôi dự kiến sẽ bù lỗ cho các năm trước 3.500 -4.000 tỷ đồng”, ông Tri khẳng định.

Ông Đỗ Gia Phan, Phó Chủ tịch Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng cho hay, giá thành điện hiện nay bao gồm cả chi phí thuộc về chính sách của Nhà nước như cải tạo lưới điện nông thôn, bù giá cho vùng sâu vùng xa…là chưa hợp lý. Thị trường phát điện cạnh tranh mới chỉ bắt đầu hình thành, trong khi đó, thị trường phân phối điện cạnh tranh lại chưa có. “Điều quan trọng nhất là phải rút ngắn thời gian hình thành thị trường phát điện cạnh tranh và tách chi phí liên quan đến chính sách Nhà nước riêng thay vì tính vào giá diện để người dân đỡ phải phải gánh”, ông Phan nói.

Trước đó, theo Quyết định phê duyệt Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2011 - 2015 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Thủ tướng nêu rõ, sẽ phân bổ các khoản lỗ do sản xuất kinh doanh điện chưa tính hết vào giá điện từ trước năm 2011 cho các năm 2012 và 2013. Đồng thời Thủ tướng nhấn mạnh phân bổ các khoản chênh lệch tỷ giá trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Từng bước nâng dần giá bán điện, đến năm 2013 giá bán điện bình quân theo giá thị trường.

Xung quanh vấn đề nợ nần của EVN, ông Tri cho hay, Tập đoàn đã ký kết với PetroVietnam về khoản nợ năm 2011. “Chúng tôi đã ‘khoanh’ khoản nợ, chuyển từ nợ tiền điện sang nợ trả dần. Thời gian trả nợ chưa quyết bởi còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của EVN", ông Tri nói. EVN cũng cho biết, dự kiến Tập đoàn sẽ phát hành 9.000 tỷ đồng trái phiếu.

Theo VNExpress


Theo icon.evn.com.vn - 03/08/2011

Đó là một trong những biện pháp do Bộ Công thương dự kiến thực hiện trong chương trình tiết kiệm năng lượng. Từ nay đến năm 2015, Việt Nam phấn đấu tiết kiệm 10% điện sử dụng trong sản xuất và tiêu dùng.

Theo đó, về thực hiện tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng, Bộ Công thương cho biết, hiện Chương trình quảng bá sử dụng đèn compact giai đoạn 2007-2010 đã thành công ngoài mong đợi. Chỉ tính riêng năm 2010, các nhà sản xuất trong nước (Rạng Đông, Điện Quang, Philip) đã tiêu thụ tại thị trường nội địa hơn 46 triệu bóng đèn compact các loại. Theo lộ trình, đến năm 2013 sẽ cấm sản xuất và tiêu thụ bóng đèn tròn sợi đốt.

Chương trình quảng bá bình nước nóng năng lượng mặt trời cũng đang triển khai rộng khắp cho các nhóm đối tượng là hộ gia đình và quy mô công nghiệp. Mục tiêu năm 2011, Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sẽ tiếp tục hỗ trợ lắp đặt thí điểm thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời quy mô gia đình tại 3 miền với số lượng hơn 1.800 giàn. Bên cạnh đó chương trình cũng tăng cường thực hiện thí điểm thúc đẩy lắp đặt bình nước bằng năng lượng mặt trời quy mô công nghiệp cho các đối tượng khách sạn, tập thể nhằm thúc đẩy sử dụng năng lượng mặt trời quy mô lớn.

Thực tế, để đảm bảo cung cấp điện cho nền kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân ở mức cao nhất, ngay từ đầu năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện số 171/CT-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2011; Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 0152/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2011 làm cơ sở pháp lý cho điều hành cung ứng điện cho 6 tháng mùa khô năm 2011. Bên cạnh đó, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực thi hành cùng với Nghị định số 21/2011/NĐ-CP của Chính Phủ chính là những văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để triển khai hoạt động sử dụng năng lượng nói chung và sử dụng điện nói riêng.

Theo Văn phòng tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương), đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đều đã đã ban hành các Chỉ thị về tăng cường thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện, thành lập các Ban chỉ đạo thực hiện tiết kiệm điện, phê duyệt kế hoạch cung cấp điện cũng như thành lập Ban Chỉ đạo điều hành cung ứng điện tại địa phương. Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, công tác kiểm tra, giám sát cũng được tiến hành thường xuyên nhằm phát hiện lãng phí trong sử dụng điện, có biện pháp xử lý kịp thời.

Trong thời gian qua, khối các cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước đều đã xây dựng kế hoạch tiết kiệm 10% điện năng tiêu thụ. Hầu hết các đơn vị trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đều thực hiện nghiêm túc việc sử dụng điện tiết kiệm trong trụ sở cơ quan, các hệ thống chiếu sáng đã được dần dần thay thế bằng đèn compact và đèn huỳnh quang T8. EVN phấn đấu giảm tổn thất điện năng khu vực tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn từ trên 25% xuống dưới 15% vào năm 2011 và xuống dưới 10% vào năm 2015.

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được hưởng ưu đãi về Xây dựng mô hình quản lý sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hỗ trợ thực hiện nâng cấp, cải tiến, hợp lý hoá dây chuyền công nghệ nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Họat động kiểm toán năng lượng cũng đang được triển khai sâu rộng trên phạm vi cả nước.

Trong 6 tháng đầu năm 2011, các Tổng Công ty Điện lực của cả nước đã tiết kiệm đạt 667,38 triệu kWh, bằng 1,3% điện thương phẩm; (dự kiến năm 2011 sản lượng điện cả nước thiếu hụt khoảng 3 tỷ kWh).

Bên cạnh những thành quả đạt được, Văn phòng tiết kiệm năng lượng cũng thừa nhận Chương trình tiết kiệm điện cũng còn các hạn chế như việc thực hiện còn mang tính hình thức ở khối thụ hưởng ngân sách Nhà nước hay vướng mắc trong quy chuẩn xây dựng đối với các tòa nhà thương mại. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tiết kiệm điện được ban hành trong thời gian qua tuy có đề ra các nhiệm vụ, các lĩnh vực tiết kiệm điện nhưng mới chỉ mang tính khuyến khích, khuyến nghị thực hiện, thiếu chế tài ràng buộc chặt chẽ cũng như biện pháp sử lý các trường hợp vi phạm.

Để đạt được mục tiêu trên, Bộ Công Thương cho rằng, trong thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng; kiện toàn bộ máy tổ chức, nguồn lực từ Trung ương đến địa phương đồng thời cần thắt chặt hơn nữa sự phối kết hợp giữa các Bộ ngành, tập đoàn kinh tế và đẩy mạnh công tác truyền thông tuyên truyền phổ biến các biện pháp tiết kiệm điện.


Theo icon.evn.com.vn - 07/07/2011

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) kêu gọi các nước cần giảm đến mức thấp nhất tác động kinh tế, xã hội và môi trường của tình trạng thiếu điện bằng các chiến lược khẩn cấp tiết kiệm điện.

Báo cáo năm 2011 của IEA về nhu cầu tiết kiệm điện khẩn cấp công bố ngày 6/7 đã kêu gọi các nước cần giảm đến mức thấp nhất tác động kinh tế, xã hội và môi trường của tình trạng thiếu điện bằng các chiến lược khẩn cấp tiết kiệm điện trước nguy cơ khủng hoảng điện.

Bởi việc thiếu điện kéo dài làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời tác động tiêu cực đến môi trường do người tiêu dùng quay sang sử dụng máy phát điện diesel gây ô nhiễm không khí và thải nhiều khí CO2 vào khí quyển.

Giám đốc chấp hành IEA, Nobuo Tanaka, lưu ý rằng nạn thiếu điện trên thế giới một phần do các trở ngại về chính trị, kinh tế cản trở các chính phủ tăng mạnh các nguồn đầu tư vào sản xuất điện.

Hơn nữa, các thảm hoạ thiên nhiên như hạn hán, động đất, lũ lụt… ngày càng thường xuyên với cường độ lớn đã gây bất ổn các nguồn cung cấp điện hiện hành. Vì vậy, phát triển các chiến lược tiết kiệm điện khẩn cấp là nhằm đảm bảo an toàn nguồn cung sẽ là chiến lược hiệu quả để phòng ngừa các nguy cơ gián đoạn nguồn cung cấp điện cho nền kinh tế.

IEA đánh giá cao sáng kiến tiết kiệm điện ở Nam Phi và Nhật Bản và coi đó là những hình mẫu về tiết kiệm điện trong các tình trạng khẩn cấp.

Nam Phi sử dụng hệ thống tin nhắn được đổi mới để chuyển các thông tin cho công chúng về hiện trạng thiếu điện và các biện pháp đặc biệt cần thực hiện trong bối cảnh thiếu nguồn cung cấp điện.

Chiến dịch thông tin ở Nhật Bản sau thảm họa động đất và sóng thần bao gồm công bố các dự báo về cân bằng cung cầu điện trên các website, tại các ga tàu và trên truyền hình quốc gia, đồng thời tư vấn cho các nhà kinh doanh và cư dân cách thức bảo tồn năng lượng điện và chuyển sử dụng điện sang thời kỳ thiếu điện.


Theo icon.evn.com.vn - 04/08/2011

Ngày 4/8/2011, tại Hà Nội, Đoàn Thanh niên Khối Doanh nghiệp Trung ương đã phối hợp với EVN tổ chức “Diễn đàn thanh niên với các giải pháp tiết kiệm điện”. Tham dự diễn đàn có lãnh đạo Trung ương Đoàn TNCS HCM, Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, Bộ Công Thương lãnh đạo EVN và các đại diện Đoàn thanh niên các doanh nghiệp thuộc Khối doanh nghiệp Trung ương.

Tại diễn đàn, ông Phương Hoàng Kim, Phó chánh văn phòng TKNL (Bộ Công Thương) giới thiệu Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản chính sách tuyên truyền về tiết kiệm điện.

Các tổ chức Đoàn thanh niên khối Doanh nghiệp trung ương tham gia diễn đàn với các chủ đề: thanh niên tham gia công tác TKĐ; hiện trạng sử dụng năng lượng tại các nhà máy điện, giải pháp quản lý và bài học kinh nghiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm, chương trình đổi bóng đèn sợi đốt bằng đèn compact cho người nghèo…

Cụ thể, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giới thiệu kinh nghiệm giao cho Đoàn thanh niên làm đầu mối tổ chức kiểm tra tình hình sử dụng điện trong cơ quan. Kinh nghiệm sử dụng giấy 2 mặt hoặc đảm bảo đúng chủng loại giấy in ấn.

Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam giới thiệu kinh nghiệm lắp tụ bù cho trạm biến áp, lắp biến tần và PLC cho cầu trục. Lắp hệ thống đun nước nóng năng lượng mặt trời tại khu vực nhà ăn và nhà tắm.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam cài đặt tất cả các máy tính trong doanh nghiệp tự động tắt màn hình sau 3 phút ngừng làm việc. Tắt điện hoàn toàn những khu vực có thể lấy ánh sáng trời. Các xưởng may đồng loạt thay bóng đèn tuýp bằng đèn LED tiết kiệm điện

Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam tận dụng nhiệt khí thải lò quay để phát điện. Sử dụng thiết bị điện có hiệu suất cao

EVN triển khai dự án cấp đèn compact miễn phí cho hộ nghèo cùng với các hoạt động tình nguyện mùa hè xanh, thi vẽ tranh “Điện và Cuộc sống”, thi ảnh nghệ thuật “EVN thắp sáng niềm tin”.

Tổng công ty Thép đầu tư công nghệ và hiện đại hóa thiết bị trong khai thác và chế biến khoáng sản.

Tập đoàn Dầu khí quốc gia thực hiện nâng cao hiệu suất của tuabin khí, tua bin hơi và lò thu hồi nhiệt. Kiểm soát vận hành từng thiết bị, hợp lý hóa sản xuất các quy trình. Kiểm soát năng lượng đầu vào, đầu ra…

Tại Diễn đàn, đại diện Đoàn thanh niên các đơn vị trong Khối Doanh nghiệp Trung ương đã cùng ký cam kết thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện.


Theo icon.evn.com.vn - 08/07/2011

Trong giai đoạn 2006-2010, Tổng Công ty đã cung ứng tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 62 tỷ 484 triệu kWh, chiếm gần 18% tổng sản lượng điện thương phẩm của cả nước. Điện năng tiêu thụ bình quân đầu người đến cuối năm 2010 đã cao hơn gấp 2 lần so với bình quân chung của cả nước. Điện năng tiêu thụ bình quân đầu người đến cuối năm 2010 đã cao hơn gấp 2 lần so với bình quân chung của cả nước và tăng 34% so với 2006, hoàn thành tốt nhiệm vụ cung ứng điện cho nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Tổng Công ty vừa được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì và nhiều phần thưởng cao quí khác .....

Quản lý kinh doanh phân phối điện đạt hiệu quả cao, chất lượng dịch vụ khách hàng liên tục được cải tiến và nâng cao: Tổng doanh thu bán điện giai đoạn 2006-2010 chiếm 22% doanh thu bán điện của EVN, luôn đạt chỉ tiêu lợi nhuận, nộp ngân sách hơn 865 tỷ đồng.

Với số lương khách hàng lớn, Tổng Công ty luôn nỗ lực để cung ứng dịch vụ ở mức tốt nhất, cụ thể: Các quy trình giao tiếp, giải quyết dịch vụ khách hàng liên tục được cải tiến và đơn giản hóa. Đặc biệt từ năm 2007, quy trình kinh doanh "một cửa" đã được triển khai góp phần đáng kể trong việc rút ngắn thời gian giải quyết các dịch vụ theo yêu cầu khách hàng. Năm 2010, Tổng Công ty cũng đã nghiên cứu xây dựng và thực hiện đề án "Nâng cao chất lượng dung cấp điện và chăm sóc khách hàng" nhằm từng bước thực hiện cam kết phục vụ khách hàng với "chất lượng ngày càng cao. dịch vụ ngày càng hoàn hảo", với phương châm "khách hàng là sự tồn tại của chúng tôi". Việc đa dạng hóa các kênh thu tiền điện ngày càng được đẩy mạnh. Đến nay, tỷ lệ thu qua ngân hàng, bưu cục, máy ATM, qua tin nhắn, Internet, ... đã chiếm 65% doanh thu. Từ đó, mức độ thỏa mãn của khách hàng hàng ngày càng được nâng cao, năm 2008, chỉ số hài lòng ở mức tương đối 6,99/9 điểm, năm 2010 đạt được 7,89/9 điểm.

Tổng Công ty cũng cải tiến quy trình cải tiến quy trình quản lý kỹ thuật ngày càng chặt chẽ, an toàn điện được chú trọng, kết cấu lưới điện có dự phòng cao, tổn thất điện năng giảm, chất lượng vận hành hệ thống điện được cải thiện tốt. Việc ban hành các quy trình, quy phạm quản lý kỹ thuật chặt chẽ, dẫn đến chất lượng vận hành hệ thống điện cũng ngày càng được nâng cao. Nhiều năm liền, Tổng Công ty đã không để xảy ra tình trạng tai nạn lao động đáng tiếc nào. Hệ thống lưới điện vận hành với độ dự phòng cao, đảm bảo khả năng chuyển tải trong trường hợp có sự cố hoặc phục vụ công tác bảo trì lưới điện. Ngoài ra, Tổng Công ty đã triển khai nhiều chương trình ứng dụng công nghệ thông tin nhằm tăng cường công tác quản lý vận hành lưới điện như: Sử dụng phần mềm PSS/ADEPT tính toán dung lượng, vị trí tối ưu để lắp đặt tụ bù; triển khai ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong quản lý vận hành lưới điện; chuẩn hóa mẫu mã vật tư thiết bị trên lưới điện, ... Công tác quản lý đầu tư xây dựng, phát triển lưới điện bám sát theo quy hoạch được duyệt và đảm bảo nhu cầu phát triển phụ tải của thành phố. Từ 2006-2010, Tổng Công ty đã đầu tư 4.770 tỷ đồng nâng năng lực lưới điện tăng hơn 1,7 lần, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và hoàn toàn đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển phụ tải, góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố bình quân trên 11%/năm. Thực hiện thành công nhiều chương trình mang ý nghĩa thiết thực phục vụ an sinh xã hội và văn minh đô thị như: Hoàn tất di dời ngầm hóa, tái bố trí lưới điện đồng bộ với các công trình giao thông trọng điểm; làm gọn dây thông tin trên trụ điện; từng bước thực hiện ngầm hóa lưới điện trên một số tuyến đường trung tâm Thành phố ...

Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, Tổng Công ty đã đẩy mạnh triển khai công tác cải cách hành chính tại tất cả các khâu giao dịch khách hàng và trong các mặt công tác quản lý nội bộ, góp phần đáng kể trong tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao năng lực và hiệu quả điều hành. Công ty còn là đơn vị đầu tiên trong tập đoàn cấp dịch vụ hộp thư điện tử cho 100% cán bộ công nhân viên, về đích trước 2 năm so với mục tiêu do Chính phủ đề ra.

Song song đó, Tổng Công ty ưu tiên xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu phát triển lâu dài. Trong 5 năm qua, đã tổ chức đào tạo được 51.578 lượt người - kinh phí trên 45tỷ đồng.

Tổng Công ty cũng đã triển khai thành công nhiều chương trình hành động mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế - xã hội như: Các chương trình tiết kiệm điện với quy mô ngày càng lớn và hiệu quả ngày càng cao: Từ năm 2006 đến 2010, lượng điện tiết kiệm được tương đương 900 tỷ đồng. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2011, sản lượng điện tiết kiệm ước đạt khoảng 198 triênụ kWh, trong đó riêng Chương trình gia đình tiết kiệm điện của 3 tháng 4, 5, 6/2011 đã tiết kiệm được 86 triệu kWh, tương đương 5,5% lượng điện tiêu thụ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý vận hành hệ thống điện và kinh doanh điện năng như: Hệ thống điều khiển từ xa các trạm 110kV (SCADA); triển khai chương trình trạm không người trực; sử dụng Camera nhiệt để kịp thời phát hiện và xử lý ngăn ngừa sự cố; triển khai dịch vụ chăm sóc khách hàng qua tin nhắn SMS, Email, ... Tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội của thành phố. Tổng Công ty đã chủ động phối hợp với Sở Công Thương, Liên đoàn lao động TP.Hồ Chí Minh, các cấp chính quyền địa phương để giải quyết cho các đối tượng là công nhân, sinh viên thuê nhà trọ được hưởng giá điện theo đúng quy định Nhà nước. Chương trình này bắt đầu triển khai từ 27/8/2008 và đến nay, đã giải quyết được 857.000 trường hợp, tạo được sự đồng thuận rộng rãi trong xã hội. Đồng thời, chủ động thực hiện chương trình "Nguồn sáng An toàn - Văn minh - Tiết kiệm" gắn điện kế miễn phí cho 900 hộ nghèo, diện chính sách của thành phố; chủ động tham gia các chương trình từ thiện của thành phố nói riêng và cả nước nói chung với tổng số tiền hơn 6,5 tỉ đồng. Tổng Công ty cũng dành nguồn lực đáng kể để cải thiện điều kiện môi trường làm việc; chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động; xây dựng trụ sở của một số đơn vị trực thuộc; ban hành Qui tắc giao tiếp ứng xử, 11 tiêu chuẩn người công nhân ngành điện Thành phố mang tên Bác, văn hóa doanh nghiệp. Năng suất lao động trong Tổng Công ty tăng bình quân gần 10%/năm, đời sống người lao động ngày càng được cải thiện.

Để đảm bảo phát triển bền vững của ngành điện thành phố, Tổng Công ty đã xác định các mục tiêu chiến lược trọng tâm trong những năm sắp tới là: Đảm bảo cung cấp điện với chất lượng ổn định, an toàn, tin cậy, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển KT-XH. Tập trung phát triển bền vững các nguồn lực, nâng cao uy tín, thương hiệu của Tổng Công ty. Hoàn thành thắng lợi 11 chương trình hành động trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty lần 1 (2011-2015).

Để đạt được các mục tiêu này, Tổng Công ty đã xây dựng các nhóm nhiệm vụ cần tập trung triển khai là: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng các dịch vụ cung ứng điện, trọng tâm là dịch vụ chăm sóc khách hàng. Triển khai thực hiện hợp lý quy hoạch phát triển lưới điện thành phố giai đoạn 2011-2015, đầu tư xây dựng các công trình đúng tiến độ, luôn đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố. Thực hiện đạt hiệu quả đề án ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thông tin giai đoạn 2011-2020, phối hợp đồng bộ với các chương trình chỉnh trang đô thị và xây dựng các khu dân cư mới của thành phố. Tập trung phát triển các nguồn lực, đặc biệt là xây dựng và thực hiện thành công chiến lược đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, thực hiện chuyển đổi môi trường làm việc thân thiện, thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp cho các đơn vị trực thuộc, chăm lo và nâng cao đời sống cho CBCNV để đạt mục tiêu phát triển bền vững. Tiên phong trong ứng dụng KHKT, công nghệ thông tin, qui trình quản lý tiên tiến, nhằm nâng cao năng suất lao động và từng bước hiện đại hóa ngành điện thành phố.

Chặng đường xây dựng và phát triển vừa qua đã khẳng định sự lớn mạnh của Tổng Công ty. Với những thành tích đã đạt được, Tổng Công ty Điện lực Tp. Hồ Chí Minh vừa vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì và những phần thưởng cao quý khác do Nhà nước và Chính phủ khen tặng.


Theo icon.evn.com.vn - 10/08/2011

Vừa qua, Ban quản lý dự án Điện lực miền Nam đã tổ chức đóng điện công trình đường dây 110kV Vĩnh Long - Chợ Lách.

Công trình có tổng mức đầu tư là 60 tỷ đồng để nối tuyến và truyền dẫn công suất từ trạm 220kV Bến Tre và trạm 220kV Vĩnh Long 2, hạn chế việc mất điện 110kV cho các trạm bến áp 110kV Bến Tre, Mỏ Cày, Chợ Lách, Sa Đéc, … và đảm bảo vận hành linh hoạt cho lưới điện 110kV khu vực tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long.

Quy mô công trình bao gồm 176 vị trí trụ điện, chiều dài đường dây 33km đi qua hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre, dây dẫn ACSR 240, trong đó có 02 khoảng vượt sông Cổ Chiên với chiều cao trụ vượt khoảng 70m.


Theo icon.evn.com.vn - 08/07/2011

Để khắc phục tình trạng lưới điện giăng mắc gây mất mỹ quan như hiện nay, ngày 14/12/2009, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chấp thuận quy mô và cơ chế đầu tư dự án (D.A) thí điểm hạ ngầm đường điện 110KV lộ 173 - 174 Chèm - Giám đoạn nhánh rẽ đi trạm biến áp 110KV Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy).

D.A được chia làm 2 tiểu D.A: D.A hạ ngầm đường điện 110KV và D.A xây nhà trên các lô đất khi đã thực hiện hạ ngầm.

Cty Cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng INDECO (Cty INDECO) được giao làm chủ đầu tư D.A xây dựng khu nhà ở thấp tầng trên vị trí đất đã hạ ngầm. Dự kiến, sẽ có 81 căn hộ thấp tầng trên tổng diện tích 6.622m2 với tổng mức đầu tư 346,114 tỉ đồng.

Theo chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Cty INDECO có trách nhiệm liên hệ với Sở Xây dựng để được hướng dẫn thủ tục mua, bán nhà theo quy định của pháp luật. Đây là nguồn tài chính để cân đối chi phí hạ ngầm lưới điện. Thời gian khởi công được TP giao từ quý II/2010 và hoàn thành vào quý II/2011. Đến nay, thời hạn thực hiện D.A đã hết, công tác đền bù hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) vẫn chưa đạt kết quả gì. Công việc hạ ngầm lưới điện chỉ mới được thực hiện một phần nằm dưới nền đường Trần Quốc Hoàn và một vài tuyến đường khác.

Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ này?

Qua tìm hiểu được biết, hầu hết đất nằm trong D.A là đất nông nghiệp do các xã viên quản lí hàng chục năm trước đây. Một phần đất đã được chuyển nhượng cho nhiều người khác từ nhiều năm trước. Ở đây, nói là đất nông nghiệp, nhưng thực chất đã được đô thị hóa hàng chục năm, bởi các xã viên xây dựng phần đất đó thành cửa hàng, cửa hiệu kiên cố. Chẳng hạn như đoạn từ nhà số 1 - 9 mặt tiền đường Trần Quốc Hoàn khá sầm uất cùng nhiều khu đất khác cũng có diện mạo tương tự.

Ngoài ra, hầu hết các khu đất này chưa được cấp sổ đỏ. Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ) cho nhau mới chỉ có xác nhận của chính quyền địa phương. Các nghĩa vụ về tài chính tiếp theo vẫn chưa được thực hiện. Điều đáng nói là, thời gian qua, chính quyền địa phương cũng thiếu trách nhiệm trong việc xem xét cấp giấy chứng nhận (GCN) QSDĐ cho các hộ dân khiến họ chịu thiệt thòi. Bởi theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 thì những thửa đất nằm trong hành lang bảo vệ lưới điện vẫn được cấp GCNQSDĐ.

Hơn nữa, khi triển khai bồi thường GPMB để bàn giao đất cho D.A, các hộ dân đã có đơn phản ánh đến cơ quan chức năng và báo giới về tình trạng D.A chưa bảo đảm tính công khai, minh bạch; yêu cầu tiền đền bù hỗ trợ phải được trả thẳng cho chủ đất mới; được tái định cư tại chỗ bằng việc được mua lại nhà của chủ D.A trên phần đất của mình...

Để làm rõ vấn đề này, UBND Phường Dịch Vọng Hậu đã phối hợp với Ban Bồi thường GPMB quận Cầu Giấy, Cty INDECO, một số cán bộ HTX, một số hộ dân có đất và tài sản trên đất để chung tay tháo gỡ những khúc mắc. Tại cuộc gặp, ông Nguyễn Quang Hồng, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng Hậu khẳng định: Toàn bộ việc triển khai công tác GPMB đã thực hiện đúng trình tự. Việc mua bán chuyển nhượng của một số hộ trước đây không hợp pháp cho nên giữa các hộ dân chuyển nhượng và hộ được chuyển nhượng nếu không thỏa thuận với nhau thì khoản tiền đền bù đó sẽ được gửi vào Kho bạc Nhà nước, bởi chủ đầu tư phải theo nguyên tắc tiền phải trả cho chủ đất. Về quyền lợi của các hộ dân, ông Hồng đề nghị chủ đầu tư xem xét để các hộ dân mất đất được mua nhà tái định cư tại chỗ. Sau cuộc tiếp xúc với các hộ dân, toàn bộ hồ sơ liên quan đến quyền sử dụng đất, giấy tờ mua bán chuyển nhượng đất của các hộ dân... đã được nộp lại cho UBND phường Dịch Vọng Hậu để có cơ sở xem xét giải quyết quyền lợi…

Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều phải vay tiền ngân hàng để thực hiện D.A, nhưng trong bối cảnh khó khăn chung, ngân hàng siết chặt các đối tượng cho vay, lãi suất vay điều chỉnh cao hơn trước, doanh nghiệp vay được tiền cũng không phải dễ… cộng với việc chậm GPMB… nên Cty INDECO khó có thể huy động vốn từ những chủ hộ có đất muốn góp tiền để thực hiện D.A, rồi sau đó được mua nhà. Vả lại, thời gian thực hiện D.A cũng không dài (từ quý II/2010 - quý II/2011)… Đó là những lí do khiến D.A hạ ngầm đường điện ở quận Cầu Giấy đang lỡ hẹn.


Theo icon.evn.com.vn - 10/08/2011

Ban quản lý dự án lưới điện - Tổng Công ty điện lực Miền Bắc đã nghiệm thu đóng điện không tải ĐZ 110kV Bắc Cạn -Chợ Đồn - một trong những công trình nằm trong tổng sơ đồ phát triển điện Việt Nam giai đoạn 5 và quy hoạch phát triển lưới điện của tỉnh Bắc Cạn.

Mục đích của công trình này: Cấp điện cho TBA 110kV Chợ Đồn nhằm cung cấp điện cho Huyện Chợ Đồn và hỗ trợ cho các Huyện lân cận như Bạch Thông, Ba Bể đảm bảo cung cấp điện liên tục với chất lượng điện áp ổn định cho các nhà máy trong khu công nghiệp khai khoán Chợ Đồn; Truyền tải điện từ nhà máy thủy điện Đại Thị cung điện cho các tỉnh Bắc Cạn , Cao Bằng, làm giảm tổn thất toàn hệ thống và tăng độ an toàn cung cấp điện cho khu vực.

Do công trình được thi công trên địa hình rừng núi địa hình phức tạp không thuận tiện cho công tác thi công đúc móng và lắp dựng các cột; mặt khác thời điểm lập báo cáo TKKT thi công công trình cho đến khi thi công công trình: bản vẽ TKKTTC đã điều chỉnh nhiều lần nên rất khó khăn trong việc thi công, đền bù giải phóng mặt bằng.

Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, Ban quản lý dự án đã tăng cường các chuyên viên, cán bộ có kinh nghiệm trong công tác giám sát, đền bù giải phóng mặt bằng phối hợp chặt chẽ với các Ban ngành, tỉnh Bắc Can, các đơn vị thi công và Đặc biệt Trưởng ban Vũ Anh Phương thường xuyên chỉ đạo sát sao tiến độ công trình, phân công Ông Trần Huy Hải Phó Trưởng Ban trực tiếp có mặt tại hiện trường công trình để kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.

Việc đóng điện đường dây này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đóng điện mang tải TBA 110kV Chợ Đồn Bắc Cạn.

Giá điện tăng thêm 5% từ ngày 22-12-2012. Mức giá bình quân sẽ là 1.437 đồng/kWh thay cho 1.369 đồng/ kWh

Trao đổi với Dân trí sáng nay, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, 16h chiều nay, Tập đoàn sẽ họp báo công bố quyết định tăng giá điện kể từ 22/12/2012 này.

Theo đó, dự kiến từ ngày mai, giá điện sẽ tăng thêm 5%, đưa mức giá bán bình quân từ 1.369 đồng/ kWh hiện nay lên 1.437 đồng/kWh.

Cụ thể, mức tăng giá này áp dụng với giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang có mức tăng từ 66-115 đồng/kWh tùy mỗi bậc, riêng bậc thang đầu tiên dành cho hộ thu nhập thấp vẫn giữ nguyên ở mức 933 đồng/kWh.

Đối với các hộ thu nhập thông thường, giá điện tăng 66 đồng mỗi kWh, từ 1.284 đồng lên 1.350 đồng áp dụng cho 100kWh đầu tiên. Từ số 101 - 150kW sẽ tăng 88 đồng từ 1.457 đồng lên 1.545 đồng/kWh. Còn tiêu thụ từ 151 – 200kWh sẽ tăng 104 đồng (1.834 đồng lên 1.947 đồng/kWh), từ 200 – 400kWh sẽ tăng khoảng 115 đồng/kWh.

Giá bán lẻ điện cho sản xuất đối với cấp điện áp từ 110kV trở lên trong các giờ cao điểm, bình thường và thấp có giá từ 754-2.177 đồng mỗi kWh; tương tự đối với cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV có giá 783-2.263 đồng/kWh.

Như vậy, thời điểm tăng giá điện của năm nay khá tương đồng với năm ngoái (năm ngoái giá điện tăng vào 20/12/2011). Giá điện tăng ngay trước thời điểm các dịp lễ tết dồn dập như kỳ Giáng Sinh, Tết Dương lịch và đặc biệt là Tết Nguyên đán.

Theo Quyết định 24 của Chính phủ, EVN được phép trình điều chỉnh giá điện mỗi 3 tháng một lần. Trong năm nay, Tập đoàn đã tăng một lần vào tháng 7/2012 sau thời gian khá dài kể từ 20/12/2011 kìm giữ giá để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như khả năng chi trả của người dân xuống thấp trong bối cảnh suy thoái.

Theo nhận xét của ông Tri, trong năm 2012, tăng trưởng điện ước xấp xỉ 10% so năm trước, thấp hơn so kế hoạch đưa ra đầu năm.

Do vậy, việc tăng giá hiện nay được cho là phù hợp và chậm so với lộ trình.

Hồi đầu tháng này, EVN cũng đã tổ chức một buổi họp báo cập nhật về kết quả kinh doanh năm của Tập đoàn. Riêng kinh doanh điện trong năm 2011, EVN bị lỗ 5.297 tỷ đồng. Nhờ có thu nhập từ các hoạt động có liên quan đến sản xuất kinh doanh điện như tiền bán công suất phản kháng, lãi tiền gửi, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư vào các công ty cổ phần phát điện, thu nhập từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và vật tư thu hồi, thu nhập từ hoạt động cho thuê cột điện, trong năm 2011, EVN bị lỗ 3.181 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2011, chênh lệch tỷ giá chưa được phân bổ của EVN đang ở mức là 26.669,27 tỷ đồng và chi phí tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn chưa được phân bổ là 64,26 tỷ đồng.

Với gần 26.700 tỷ đồng này, Quyết định 854 của Chính phủ phê duyệt đã cho phép EVN xem xét đề xuất xử lý trong vòng 5 năm (đến 2015) thông qua phân bổ vào giá bán. Tuy nhiên, đối với năm 2012, EVN dự kiến chỉ đưa vào giá thành những khoản đến hạn trả nợ chứ chưa đưa vào phân bổ 26.700 tỷ đồng do lo ngại "gây sốc" cho nền kinh tế.

Trong năm 2012 này, EVN dự kiến sẽ có lãi và sẽ bù lỗ của những năm trước khoảng 3.500 - 4.000 tỷ đồng tùy thuộc vận hành của thủy điện.

Theo Dân Trí


Theo icon.evn.com.vn - 09/08/2011

Chiều 5/8, trao đổi với báo chí, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, các tính toán cho thấy trừ điện hạt nhân, chưa có khả năng các nguồn năng lượng thay thế đáp ứng được nhu cầu điện của cả nước.

- Thưa Phó thủ tướng, sau sự cố điện hạt nhân ở Fukushima (Nhật Bản), Việt Nam rút ra kinh nghiệm gì trong việc chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Ninh Thuận?

- Do đang chuẩn bị làm nghiên cứu khả thi về dự án điện hạt nhân nên Việt Nam rất có điều kiện đưa tất cả yếu tố về an toàn vào để tính toán theo đúng chuẩn quốc tế. Khi sự cố điện hạt nhân ở Fukushima (Nhật Bản) xảy ra, không chỉ nước Nhật mà cả thế giới đều rút ra các giải pháp. Riêng về nước làm nguội các thanh nhiên liệu, họ cũng đưa ra 3-4 giải pháp dự phòng.

Thế nên những giải pháp cho an toàn điện hạt nhân không còn là vấn đề của một quốc gia mà của toàn thế giới. Tất cả tổ chức khoa học công nghệ về hạt nhân trên thế giới đều đang thực hiện nghiên cứu để có những giải pháp an toàn. Trong 500 lò phản ứng hạt nhân trên thế giới hiện nay, không phải một lúc là có thể đóng cửa tất cả được. Do đó bắt buộc họ phải có giải pháp an toàn hơn.

Do đang chuẩn bị làm nghiên cứu khả thi về dự án điện hạt nhân nên Việt Nam rất có điều kiện đưa tất cả yếu tố về an toàn vào để tính toán theo đúng chuẩn quốc tế. Khi sự cố điện hạt nhân ở Fukushima (Nhật Bản) xảy ra, không chỉ nước Nhật mà cả thế giới đều rút ra các giải pháp. Riêng về nước làm nguội các thanh nhiên liệu, họ cũng đưa ra 3-4 giải pháp dự phòng.

Thế nên những giải pháp cho an toàn điện hạt nhân không còn là vấn đề của một quốc gia mà của toàn thế giới. Tất cả tổ chức khoa học công nghệ về hạt nhân trên thế giới đều đang thực hiện nghiên cứu để có những giải pháp an toàn. Trong 500 lò phản ứng hạt nhân trên thế giới hiện nay, không phải một lúc là có thể đóng cửa tất cả được. Do đó bắt buộc họ phải có giải pháp an toàn hơn.

- Để tăng cường an toàn sẽ khiến chi phí đội lên rất nhiều và liệu chi phí làm điện hạt nhân có kém hơn so với các nguồn năng lượng khác?

- Muốn biết là nó đắt hơn, khả thi hay không về tài chính, có ngân hàng nào cho vay thì phải nghiên cứu. Nếu chưa lập dự án thì chưa biết gì cả. Thứ hai, nếu có giải pháp thay thế, tốt nhất là phải làm các giải pháp thay thế đấy. Ví dụ, vừa rồi Thủ tướng ban hành cơ chế về hỗ trợ phát triển điện gió, đồng thời đang giao cho các bộ xây dựng cơ chế về địa nhiệt, điện mặt trời... Chúng ta đang cố gắng phát huy các giải pháp có thể để đáp ứng nguồn năng lượng cho quốc gia.

- Nhật Bản và một số nước dù đang thiếu điện cũng bắt đầu từ bỏ điện hạt nhân. Ông nghĩ thế nào về việc bỏ điện hạt nhân để đầu tư sang các nguồn năng lượng khác có hiệu quả và an toàn hơn?

- Kế hoạch phát triển điện hạt nhân vẫn phải thực hiện một việc là làm báo cáo nghiên cứu khả thi. Trên cơ sở đó, nếu thấy dự án an toàn và yên tâm thì mới làm. Còn lại, chúng ta vẫn tiếp tục phát triển các nguồn năng lượng thay thế. Nếu tiềm năng của các nguồn năng lượng này cho thấy chúng ta có thể đẩy lùi được nhu cầu về phát triển điện hạt nhân thì chúng ta sẽ rất vui mừng triển khai các dự án đấy.

Nhưng đến giờ, các tính toán cho thấy chưa có khả năng các nguồn năng lượng thay thế có thể đáp ứng nhu cầu. Lý do vì có thể một số quốc gia khác đáp ứng được vấn đề đó nhưng đối với Việt Nam, theo chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, theo kế hoạch phát triển quốc gia tính toán dài hạn đến năm 2020 và 2050 thì chúng ta chưa thấy khả năng có đủ nguồn năng lượng sơ cấp. Chúng ta cũng tính đến giải pháp nhập khẩu điện, làm thủy điện, than... nhưng đều rất khó khăn. Thế nên, ít nhất chúng ta phát triển năng lượng sơ cấp để giảm được nhu cầu về phát triển điện hạt nhân.

- Phó thủ tướng đánh giá việc sử dụng năng lượng của của chúng ta đang ở mức nào?

- Việc sử dụng năng lượng của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Cùng với việc đáp ứng cung về năng lượng, việc áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm cũng là xu hướng chúng ta phải thúc đẩy, như vậy sẽ giảm nhu cầu về năng lượng. Hiện nay, chúng ta phải sử dụng hơn 20% năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP. Thế tức là chúng ta còn tiềm năng tiết kiệm năng lượng rất lớn và trình độ công nghệ chúng ta áp dụng còn rất lạc hậu.

Tất cả mọi người đều thấy, để ít phải sử dụng năng lượng hạt nhân nhất, an toàn nhất, trước hết hành động thực tế nhất là làm thế nào để sử dụng điện tiết kiệm nhất. Như vậy chính là làm cho nhu cầu năng lượng của cả nước không bị đẩy lên cao quá mức. Như trong tổng sơ đồ 7 vừa rồi cũng đưa ra là làm thế nào để giảm hệ số đàn hồi giữa nhu cầu điện với tăng trưởng kinh tế từ 2 xuống còn 1,5 hoặc 1 để tăng hiệu quả sử dụng và giảm nhu cầu quá lớn về điện.

Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam dự kiến đặt tại tỉnh Ninh Thuận, gồm hai nhà máy có tổng công suất 4.000 MW. Theo kế hoạch, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 sẽ được khởi công năm 2014 và bắt đầu phát điện năm 2020. Dự kiến, năm 2015 sẽ triển khai tiếp nhà máy điện Ninh Thuận 2. Nhà máy điện Ninh Thuận 1 sẽ do phía Nga xây dựng. Và dự kiến Nhật Bản sẽ hợp tác với Việt Nam ở dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.


Theo icon.evn.com.vn - 11/07/2011

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước nên việc đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn cho Thủ đô được Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HANOI) đặt lên hàng đầu. Nhưng từ năm 2010, tình hình diễn biến thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn kéo dài, không đáp ứng đủ nước cho các nhà máy thủy điện hoạt động, dẫn đến khó khăn về việc đảm bảo cung cấp điện. Tình hình này có thể diễn ra trong một vài năm tới, trong khi nhu cầu của phụ tải trong nước nói chung và Hà Nội nói riêng tăng trưởng mạnh. Tiết kiệm điện từ lâu đã trở thành tiêu chí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN HANOI.

Tiết kiệm điện là công việc hàng ngày thường xuyên, liên tục

Hàng năm EVN HANOI đều Thành lập Ban chỉ đạo tiết kiệm điện từ Tổng Công ty đến các Công ty Điện lực; Xây dựng và giao chỉ tiêu tiết kiệm điện năm hàng năm cho từng đơn vị để các đơn vị chủ động lập phương án cung cấp điện đảm bảo điện cho các hoạt động thiết yếu trên địa bàn Thủ đô. Tư vấn cho UBND quận, huyện thành lập Ban chỉ đạo tiết kiệm điện của quận, huyện.

Thực hiện nghiêm Tiết kiệm điện nội bộ cơ quan

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện "Quy định sử dụng điện tiết kiệm hiệu quả trong toàn Tổng Công ty và các đơn vị trực thuộc" . Quán triệt nâng cao ý thức chấp hành thực hiện tiết kiệm điện của CBCNV. Ngoài ra, Công đoàn và Đoàn thanh niên Tổng Công ty còn phát động phong trào "Sử dụng điện năng tiết kiệm, hiệu quả" và tuyên truyền sử dụng các thiết bị điện hiệu suất cao nhưng tiết kiệm năng lượng trong toàn thể CBCNV (hơn 7.000 CBCNV), đồng thời vận động các thành viên trong gia đình nâng cao ý thức tiết kiệm điện.

Chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp hiệu quả, cụ thể

Nhóm Giải pháp kỹ thuật:Triển khai các phương án kỹ thuật để giảm tổn thất điện năng (kết quả: lũy kế tổn thất điện năng 5 tháng đầu năm 2011 giảm 0,93% so với cùng kỳ năm 2010), hoàn thành việc lắp đặt tụ bù trung và hạ thế, thực hiện đúng tiến độ đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn để nâng cao chất lượng điện năng, giảm tổn thất kỹ thuật. Tiếp tục thực hiện phương án cải tạo nâng cấp lưới điện, các phương án sửa chữa củng cố, nâng cấp lưới điện. Tổ chức thay định kỳ đúng thời hạn các thiết bị trong hệ thống đo đếm điện năng đang vận hành trên lưới. Tăng cường kỷ luật vận hành, kiểm tra lưới điện theo quy định, áp dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm suất sự cố. Kiểm tra định kỳ các TBA, các lộ hạ thế theo đúng qui định kịp thời phát hiện đầy tải, quá tải, thực hiện cân đảo pha và có kế hoạch giảm tải các máy biến áp này như hoán đổi các máy biến áp (non tải và đầy tải)...

Nhóm các giải pháp tuyên truyền

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền tiết kiệm điện, tình hình cung ứng điện 6 tháng đầu năm 2011 trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, website của Tổng Công ty...) như: Phối hợp cùng Truyền hình an ninh Thủ đô: thực hiện phóng sự "Thiết bị tiết kiệm điện“, làm phóng sự về công tác kiểm tra việc sử dụng điện trong giờ cao điểm; Phối hợp với Truyền hình Invest TV làm phóng sự: "Công tác triển khai việc tiết kiệm điện trong doanh nghiệp sản xuất" tại Công ty May 10; Phối hợp với Công ty Điện lực Hoàn Kiếm đưa tin "Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện chương trình tiết kiệm điện năng của UBND Quận Hoàn Kiếm; tư vấn khách hàng sử dụng điện hợp lý, tránh dùng thiết bị công suất lớn trong giờ cao điểm đặc biệt trong những ngày nắng nóng kéo dài, vận động khách hàng thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện và cùng hợp tác chia sẻ với ngành điện. Trích lục các nội dung Chỉ thị 171/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (liên quan đến khách hàng và các địa phương) để gửi đến các phường/xã, các cơ quan, các khách hàng sản xuất, kinh doanh dịch vụ do đơn vị quản lý bán điện. Đăng tin kịp thời, đầy đủ về lịch cắt điện trên báo chí: báo Nhân dân, Lao động Thủ đô, Kinh tế Đô thị, An ninh Thủ đô... và trên website của Tổng Công ty (http://www.evnhanoi.vn) với tổng số 60 tin ,bài và phóng sự .

Nhóm các giải pháp quản lý

Phối hợp chặt chẽ và làm tốt công tác tham mưu tư vấn cho Sở Công thương và các Ban ngành, tổ chức Đoàn thể xã hội trong công tác kiểm tra giám sát và triển khai thực hiện chương trình tiết kiệm điện .

Phối hợp với Sở Công thương Hà Nội kiểm tra việc sử dụng điện của 42 cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp. Định kỳ thống kê số liệu tiêu thụ điện của các khách hàng hành chính sự nghiệp để báo cáo Sở Công thương và UBND TP. Hà Nội.

Tổ chức 32 đợt kiểm tra công tác tiết kiệm điện chiếu sáng vào buổi tối: chiếu sáng quảng cáo, trang trí ngoài trời của các nhà hàng, cơ sở dịch vụ thương mại..,chiếu sáng vườn hoa, công viên, các tấm Panô quảng cáo cỡ lớn...vào các buổi tối từ 19 giờ 30 đến 22 giờ 30 tại các quận, huyện trên toàn thành phố. Sau mỗi lần kiểm tra, đoàn đều có biên bản rút kinh nghiệm, đồng thời gửi thông báo tới các Công ty Điện lực để tiếp tục tuyên truyền, nhắc nhở khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Phối hợp với Sở công thương và Hội phụ nữ Thành phố triển khai "Cuộc vận động phong trào Hộ gia đình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Thành phố Hà Nội năm 2011" do UBND TP.Hà nội phát động cho 290.000 hộ gia đình trên toàn Thành phố. Tham gia hưởng ứng chương trình Giờ Trái đất năm 2011 tại thành phố Hà Nội do UBND Thành phố Hà Nội tổ chức. Tổng Công ty đã quán triệt CBCNV thực hiện nghiêm việc sử dụng điện tiết kiệm trong nội bộ đơn vị, tích cực tham gia sự kiện Giờ Trái đất năm 2011 (thực hiện tắt điện chiếu sáng từ 20h30 - 21h30 ngày 26/3/2011) với mục đích nâng cao ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ngăn chặn và giảm nhẹ tình trạng biến đổi khí hậu Trái đất. Kết quả theo thống kê đã tiết giảm được 162.000 kWh trong thời gian diễn ra sự kiện.

Hưởng ứng phong trào "Mỗi đoàn viên thanh niên là một tuyên truyền viên về tiết kiệm điện" do Đoàn Thanh niên Tổng Công ty phát động, 100% các Chi đoàn Thanh niên của các đơn vị quận, huyện tổ chức diễu hành, phát tờ rơi tuyên truyền tiết kiệm điện tới tận tay người dân và hướng dẫn sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng và an toàn: đèn compact, bóng đèn huỳnh quang T5, T8, bình nước nóng năng lượng mặt trời....

Triển khai chương trình bình đun nước nóng năng lượng mặt trời năm 2010-2011(Thái Dương Năng của Tập đoàn Sơn Hà) và hỗ trợ khách hàng khi mua sản phẩm này. Đến thời điểm hiện tại đã bán được 10.669 bình Thái Dương Năng (Số liệu do Tập đoàn Sơn Hà cung cấp).

Chủ động làm việc với các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn để thông báo tình hình khó khăn trong cung ứng điện và vận động khách hàng bố trí phương thức sử dụng điện tiết kiệm, hạn chế vào giờ cao điểm, thực hiện các biện pháp bố trí ca sản xuất hợp lý, thực hiện chế độ nghỉ phiên, hạn chế các thiết bị không cần thiết, khuyến khích khách hàng sử dụng máy phát Diezen trong giờ cao điểm.

Tham gia đánh giá tình hình sử dụng năng lượng tại 30 doanh nghiệp tiêu thụ năng lượng trọng điểm trên địa bàn Thành phố cùng với đoàn công tác của Sở Công thương Hà Nội, đồng thời phổ biến Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (có hiệu lực từ 01/01/2011) cho các doanh nghiệp này. Trên cơ sở, đó tư vấn cho doanh nghiệp tìm giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Phối hợp với Công ty Procxima (Israel) tổ chức hội thảo giải pháp tiết kiệm điện và quản lý điện năng hiệu quả: trong đó giới thiệu những sản dòng sản phẩm tiết kiệm điện theo công nghệ hiện đại nhất, đạt hiệu quả cao với kinh phí đầu tư hợp lý và tỷ suất hồi vốn nhanh.

6 tháng cuối năm 2011 , EVN HANOI sẽ tập trung triển khai nhiểu giải pháp cụ thể hiệu quả hơn nữa trong công tác tuyên truyền như: Tăng cường tần suất truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng với khoảng 100 tin bài, phóng sự, tư vấn sử dụng điện tiết kiệm trong chương trình Tiết kiệm năng lượng của HTV (Tối Chủ nhật hàng tuần, phát thanh trên loa truyền thanh phường, phát 500.000 tờ rơi TKĐ, phát các Video Clip về tư vấn sử dung điện tiết kiệm trong gia đình, công sở, nhà máy SX, doanh nghiệp 2 ngày 1 lần trên truyền hình cáp Hà Nội, thường xuyên đưa tin các gương điển hình tiên tiến về tiết kiệm điện trên các phương tiện thông tin đại chúng...


Theo icon.evn.com.vn - 11/08/2011

Theo Tổng Công ty Điện Lực TP. HCM, 6tháng đầu năm 2011, TP.HCM đã tiết kiệm được 198,59triệu kWh, đạt 85,41%kế hoạch năm 2011.

Trong đó, khu vực chiếu sáng công cộng, quảng cáo tiết kiệm hơn 40,9 triệu kWh (đạt tỷ trọng 21,6%); điện thắp sáng sinh hoạt 101,7 triệu kWh (51,2%); điện trong sản xuất 34,2 triệu kWh (17,2%).

Để có kết quả trên, Tổng Công ty Điện Lực TP. HCM đã thực hiện nhiều chương trình tiết kiệm điện và phổ cập đến từng hộ dân. Cụ thể ngành điện đã phối hợp cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ và Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM thực hiện chương trình “thi đua gia đình tiết kiệm điện”, phát đi 1,8 triệu quyển cẩm nang về tiết kiệm điện đến các hộ gia đình. Thực hiện thi đua “gia đình tiết kiệm điện tiêu biểu” trong thắp sáng sinh hoạt, đã góp phần tiết kiệm là 86 triệu kWh.

Cùng với các chương trình tiết kiệm điện, Tổng Công ty Điện Lực TP. HCM đã gửi 2.419 lượt thư khuyến cáo đến các khách hàng chưa thực hiện tiết kiệm điện và tổ chức kiểm tra 949 lượt đơn vị. Cho đến nay đã có thêm 1806/2.336 đơn vị sự nghiệp đăng ký phương án sử dụng điện tiết kiệm.

Đối với các đơn vị chiếu sáng quảng cáo, các đơn vị lớn đã cam kết thực hiện giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào giờ cao điểm tối và tắt toàn bộ đèn chiếu sáng pano quảng cáo tấm lớn sau 22 giờ. Công ty công viên cây xanh đăng ký tiết giảm 50% công suất chiếu sáng vào giờ cao điểm buổi tối của hệ thống điện từ 17 giờ đến 20 giờ hàng ngày tại các vườn hoa, công viên.

Đối với các đối tượng sản xuất, đã hoàn tất 100% biên bản thỏa thuận về việc thực hiện các giải pháp cung cấp điện với 898 khách hàng lớn (1.315 điện kế) có điện năng tiêu thụ trung bình trên 100.000 kWh/tháng và đang triển khai cho 993 khách hàng lớn (1.114 điện kế, có điện năng tiêu thụ trung bình từ 50.000 kWh/tháng đến dưới 100.000 kWh/tháng).

Để đạt mục tiêu tiết kiệm 233 triệu kWh điện trong năm 2011, chiếm 1,5% sản lượng điện thương phẩm, ngay từ cuối năm 2010, Tổng Công ty Điện lực TP.HCM đã xây dựng chương trình tiêt kiệm điện, rà soát danh sách các khách hàng ưu tiên cấp điện, đề nghị khách hàng thực hiện triệt để các biện pháp tiết kiệm điện và sử dụng điện phù hợp với biểu đồ phụ tải thực tế.

Đối với các DN sản xuất, ngành điện yêu cầu xây dựng các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã đăng ký; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị sử dụng điện công suất lớn vào giờ cao điểm. Các DN dịch vụ cài máy lạnh từ 25 độ c trở lên, giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo, trang trí. Các hộ gia đình hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện lớn, tận dụng tối đa ánh sáng, thông gió tự nhiên; sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện; tận dụng các nguồn năng lượng như biogas, năng lượng mặt trời để thay thế điện năng.

Mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan trên đây nhưng ngành điện lực thành phố cho rằng, kết quả đạt được vẫn chưa cao do cộng đồng chưa quan tâm thực hiện, tình trạng sử dụng điện lãng phí còn khá phổ biến trong tất cả các thành phần kinh tế xã hội.

Bà Vũ Thị Trang Nhung, phụ trách truyền thông Tổng công ty Điện lực TP.HCM cho rằng: Nếu việc tiết kiệm điện được thực hiện triệt để trong tòan xã hội thì lượng điện tiết kiệm không chỉ đạt 1,5% sản lượng điện thương phẩm như hiện nay mà có thể đạt gấp 2-3 lần con số đó.

Điện năng và tiết kiện điện là vấn đề quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế xã hội nhưng thực tế cho thấy, tình trạng đường phố, công viên lúc mặt trời đã tỏ nhưng điện vẫn sáng. Nhiều công sở, trường học, bệnh viện... trong phòng, ngoài sảnh người không có nhưng các thiết bị sử dụng điện vẫn chạy vù vù.

Tiết kiệm điện không có nghĩa phải cắt giảm việc sử dụng điện mà làm cho suất tiêu hao điện năng giảm, nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Để chương trình tiết kiệm điện thật sự hiệu quả, ngành điện lực thành phố cho rằng ,song song với việc tuyên truyền về ý thức tiết kiệm điện cho mọi tầng lớp, cần phải có chế tài đi kèm để xử phạt đối với những trường hợp sử dụng hoang phí điện năng, đặc biệt là các công sở.


Theo icon.evn.com.vn - 14/07/2011

Theo dự báo, với tốc độ tăng trưởng khai thác và sử dụng năng lượng ở nước ta như hiện nay, không bao lâu nữa các nguồn năng lượng của Việt Nam sẽ trở nên cạn kiệt. Kinh nghiệm sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả từ các nước trên thế giới hy vọng sẽ là bài học bổ ích cho Việt Nam.

CHLB Đức - Xây dựng nền kinh tế “năng lượng xanh”

CHLB Đức là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng chiến lược nền kinh tế “năng lượng xanh”. Lộ trình thực hiện kế hoạch xanh của Đức có nhiều giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng. Cụ thể, đến năm 2020, dự kiến 30% lượng điện tiêu thụ của Đức có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo. Trong đó, năng lượng gió sẽ đóng góp nhiều nhất (15%), năng lượng sinh học 8%, thủy năng 4%. Năm 2030, nước Đức sẽ có tới 50% năng lượng điện tiêu thụ từ nguồn năng lượng tái tạo. Dự báo khoảng 20 năm nữa, một “mạng lưới thông minh” kết nối với toàn bộ mạng lưới điện châu Âu sẽ được thiết lập.

Cũng theo lộ trình trên, năm 2020, xe hơi điện ở Đức sẽ sử dụng pin sạc bằng năng lượng tái tạo, nhằm giảm nhu cầu về xăng dầu và lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo đó, nước này sẽ nỗ lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% “năng lượng xanh” tái tạo và hướng tới “mục tiêu xanh” vào năm 2050.

Theo các nhà nghiên cứu, Đức hoàn toàn có thể thực hiện được lộ trình “năng lượng xanh” bởi nước này có nhiều tài nguyên năng lượng tái tạo. Riêng tài nguyên gió ở Đức đã và đang được khai thác tốt nhất. Dọc theo bờ biển phía Bắc nước Đức là các bãi tuốc – bin xa bờ khổng lồ có khả năng sản xuất hơn 10.000 MW điện. Bên cạnh đó, năng lượng sinh học cũng sẽ góp vai trò quan trọng . Năng lượng sinh khối ở Đức hiện đang phát triển với tốc độ chóng mặt so với các nguồn năng lượng tái tạo ở nước này và lần đầu tiên vượt qua thủy năng trong việc cung cấp nguồn điện năng.

Nhật Bản – Tiên phong trong bảo tồn năng lượng

Ngay sau cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới lần thứ II, Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng thông qua Luật sử dụng năng lượng hợp lý (Luật Bảo tồn năng lượng). Các giải pháp được đưa ra thực hiện rất linh hoạt, toàn diện và mang tính thực tiễn cao. Hiệu quả nhất là giải pháp khuyến khích về tài chính với chương trình cho vay có lãi suất đặc biệt áp dụng cho các DN vừa và nhỏ; chương trình ưu đãi thuế bao gồm miễn thuế tương đương 7% chi phí mua máy móc thiết bị, áp dụng chế độ khấu hao đặc biệt 30% giá mua máy móc thiết bị…

Công tác quảng bá, tôn vinh công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng tốt nhất hiện có được thực hiện thông qua Hội chợ triển lãm Môi trường và Năng lượng (ENEX), Hội nghị năng lượng quốc gia được tổ chức hằng năm. Trung tâm Bảo tồn Năng lượng Nhật Bản còn phối hợp với một số tổ chức của Chính phủ phát động nhiều chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả với nhiều giải thưởng khác nhau dành cho các nhà quản lý, DN, tòa nhà cao tầng, kỹ sư và kỹ thuật viên, thiết bị, sản phẩm và dự án có thành tích nổi bật trong công tác bảo tồn năng lượng. Ngoài ra, tiết kiệm luôn được xem là vấn đề đạo đức trong chính phủ cũng như toàn dân Nhật Bản.

Tính tự nguyện và sự nghiêm túc thực hiện hướng dẫn, tiêu chuẩn và quy định từ Chính phủ của toàn xã hội Nhật Bản đã góp phần giúp Nhật Bản trở thành quốc gia đạt hiệu quả hàng đầu trên thế giới trong công tác bảo tồn năng lượng.

Trung Quốc – Giảm tiêu thụ năng lượng 5 năm/lần

Năm 2005, Chính phủ Trung Quốc thông báo về kế hoạch giảm 20% mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP trong giai đoạn 2005 – 2010. Chương trình chính của kế hoạch là giám sát và hướng dẫn cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của 1000 DN tiêu thụ nhiều năng lượng nhất Trung Quốc. Có 1000 DN từ 9 ngành công nghiệp đã được lựa chọn. Mức tiêu thụ năng lượng cuối cùng của các DN này vào năm 2004 chiếm khoảng 50% tổng năng lượng tiêu thụ của toàn ngành Công nghiệp và 30% tổng năng lượng tiêu thụ của Trung Quốc.

Theo đó, các DN tham gia sẽ phải báo cáo hằng năm về tổng năng lượng tiêu thụ trong 5 năm đầu và cứ 5 năm tiếp theo phải thực hiện một đợt kiểm toán năng lượng, triển khai kế hoạch tiết kiệm năng lượng, thiết lập mục tiêu tiết kiệm năng lượng và áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng. Các hệ thống quản lý năng lượng chuẩn cũng được đưa vào áp dụng trong chương trình này.

Đan Mạch - Áp dụng hệ thống quản lý năng lượng

Đan Mạch đánh thuế phát thải CO2 đối với tất cả các nguồn năng lượng. Do việc áp dụng thuế này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, vì vậy chính phủ Đan Mạch đưa ra các thỏa thuận tự nguyện, theo đó sẽ giảm thuế CO2 cho các DN áp dụng hệ thống quản lý năng lượng chuẩn và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Để được tham gia thỏa thuận này, các DN phải được Cơ quan Năng lượng Đan Mạch đưa vào danh sách các DN có cường độ tiêu thụ năng lượng lớn và có thuế năng lượng vượt quá 4% giá trị gia tăng của DN trong năm trước khi tham gia thỏa thuận.

Các DN tiêu thụ nhiều năng lượng tham gia thỏa thuận, muốn được giảm thuế sẽ phải thực hiện tất cả các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất, với thời gian hoàn vốn ít hơn hoặc bằng 4 năm. Đối với các DN tiêu thụ năng lượng ít hơn mà có tham gia thỏa thuận, thì yêu cầu để được giảm thuế sẽ mở rộng ra cả việc phải thực hiện cả các giải pháp tiết kiệm năng lượng với thời gian hoàn vốn ít hơn hoặc bằng 6 năm. Thỏa thuận này đã trở thành một động lực quan trọng trong việc khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý năng lượng chuẩn ở Đan Mạch.


Theo icon.evn.com.vn - 12/08/2011

Theo Quyết định 43/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 6/10/2011, các hộ tái định cư Dự án thủy điện Sơn La sẽ được hỗ trợ lương thực trong 3 năm thay vì 2 năm như hiện nay.

Quyết định 43/2011/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Dự án thủy điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 9/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Quyết định sửa đổi nêu rõ, mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ tái định cư đã xác định tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 được hỗ trợ lương thực bằng tiền có giá trị tương đương 20 kg gạo/người/tháng trong 3 năm. Còn theo Quyết định cũ thì thời gian hỗ trợ chỉ là 2 năm. Như vậy, thời gian hỗ trợ lương thực cho các hộ tái định cư Dự án thủy điện Sơn La sẽ tăng thêm 1 năm.

Trường hợp hộ không phải di chuyển nhưng bị thu đất sản xuất nếu được giao đất mới thì tuỳ theo diện tích đất bị thu hồi, mỗi nhân khẩu hợp pháp của hộ được hỗ trợ lương thực bằng tiền. UBND tỉnh căn cứ vào diện tích đất bị thu hồi để quy định cụ thể về mức và thời gian hỗ trợ. Mức hỗ trợ tối đa không quá 20 kg gạo/người/tháng với thời gian không quá 3 năm (đối với hộ bị thu hồi 100% đất sản xuất). Như vậy, thời gian này cũng tăng thêm 1 năm so với quy định cũ.

Xử lý chênh lệch giá trị đất nơi đi và nơi đến

Đối với quy định về bồi thường thiệt hại về đất, Quyết định mới nêu rõ, việc xử lý chênh lệch giá trị đất nơi đi và nơi đến được quy định cụ thể như sau: Trường hợp giá trị đất ở, đất sản xuất được giao cao hơn giá trị đất ở, đất sản xuất bị thu hồi thì hộ tái định cư không phải nộp thêm phần giá trị chênh lệch.

Giá trị chênh lệch đất ở, đất sản xuất được tính tại thời điểm chi trả.

Xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư tập trung nông thôn

Về xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư tập trung nông thôn, Quyết định mới cũng sửa đổi quy định về giao thông khu dân cư. Cụ thể, quy định "đường nội bộ trong điểm tái định cư được xây dựng theo tiêu chuẩn đường loại B giao thông nông thôn" được thay thế bằng quy định: "đường nội bộ trong điểm tái định cư được xây dựng phù hợp với điều kiện địa hình thực tế nhưng không vượt tiêu chuẩn đường loại B giao thông nông thôn".

Hệ thống thoát nước điểm tái định cư được tính chung cho việc thoát nước mưa và nước sinh hoạt bằng hệ thống rãnh hở, bố trí dọc đường giao thông. Riêng rãnh thoát nước trong phạm vi khu dân cư, thay vì quy định chỉ là rãnh xây, hở thì quyết định sửa đổi quy định có thể là rãnh xây hoặc đổ bê tông, hở.


Theo icon.evn.com.vn - 14/07/2011

Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm đã vận hành được hai tuần (tính từ 1/7/2011). 48 nhà máy điện đã trực tiếp chào giá trên thị trường (đến cuối năm sẽ có 55 nhà máy trực tiếp chào giá).

Ông Đặng Huy Cường, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, các nhà máy điện có giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, có công suất đặt lớn hơn 30 MW đấu nối vào hệ thống điện quốc gia phải tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, trừ nhà máy điện BOT, nhà máy điện gió và nhà máy điện địa nhiệt.

Tổng công suất đặt của các nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường chiếm 61% công suất đặt toàn hệ thống. Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu như Sơn La, Hòa Bình, Ialy…không tham gia chào bán trên thị trường và được vận hành trên cơ sở phối hợp tối ưu giữa các chức năng phát điện với nhiệm vụ xã hội như chống lũ, tưới tiêu.

Ông Ngô Sơn Hải, Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, tất cả các thông tin vận hành, điều độ, bảng chào giá của các đơn vị đều được công khai trên trang website của Trung tâm.

Trước 15 giờ ngày hôm trước, A0 sẽ công bố công suất huy động, giá chào của các nhà máy và danh sách các tổ máy được huy động. Đồng thời, cảnh báo khả năng thiếu công suất có thể xảy ra nếu có sự trục trặc từ các tổ máy. Tất cả các đơn vị liên quan đều có thể truy cập. Kể cả các hóa đơn thanh toán cũng sẽ được công khai để các đơn vị kiểm tra đối chiếu trước khi thực hiện thanh toán thực sự.

Ông Ngô Sơn Hải cho biết thêm, mục tiêu lớn nhất của giai đoạn thí điểm là thử nghiệm, tập dượt và đánh giá sự biến động của chi phí khâu phát điện và doanh thu của các nhà máy.

Tự tin tham gia thị trường

Thị trường phát điện thí điểm sẽ kéo dài từ ngày 1/7 đến hết năm 2011 và được dự kiến chia làm 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 sẽ vận hành theo thị trường ảo. Tất cả các nhà máy thuộc đối tượng tham gia thị trường đều phải tham gia chào giá. Tuy nhiên, việc chào giá, lập lịch và thanh toán chỉ thực hiện trên chương trình phần mềm để các đơn vị làm quen.

Việc điều độ và thanh toán thực tế vẫn thực hiện theo hợp đồng. Thời gian này các nhà máy chưa bị bất kỳ ảnh hưởng nào đến chi phí phát điện.

Trong giai đoạn 2, việc chào giá, xếp lịch và huy động sẽ bắt đầu thực hiện theo bản chào nhưng việc thanh toán vẫn thực hiện theo giá hợp đồng. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng một phần đến chi phí phát điện và doanh thu của các nhà máy điện và giai đoạn 3 sẽ thực hiện chào giá, xếp lịch và huy động theo bản chào, việc tính toán thanh toán sẽ theo thị trường nhưng chỉ thực hiện thanh toán thực tế theo thị trường với các đơn vị có đủ điều kiện tham gia thị trường. Khi đó, các nhà máy tham gia thị trường điện sẽ chịu tác động trực tiếp đến giá điện và doanh thu.

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, hiện Tập đoàn có 4 nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 1.100 MW. Mặc dù đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là đối với thị trường điện là lĩnh vực còn khá mới mẻ, song các nhà máy của TKV đã đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, gửi cán bộ kỹ sư, đi đào tạo và tham gia thị trường phát điện cạnh tranh từ 1/7.

Ông Nguyễn Chiến Thắng cho biết thêm, hiện tại TKV đang chuẩn bị khởi công xây dựng một số nhà máy nhiệt điện có công suất lớn như nhiệt điên Hải Phòng 2.400 MW, Nhiệt điện Quỳnh Lập, Nghệ An 1.200 MW.

Các nhà máy của TKV đủ tự tin tham gia sân chơi lành mạnh của thị trường phát điện cạnh tranh, ông Nguyễn Chiến Thắng nói.


Theo icon.evn.com.vn - 15/08/2011

Để đạt được mục tiêu trên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố liên quan đến dự án phải tạo điều kiện tối đa cho Chủ đầu tư trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; đảm bảo đủ quỹ đất để thực hiện Dự án đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông.

Các tỉnh, thành phố phải thực hiện nhiệm vụ trên gồm: UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương.

Theo yêu cầu của Phó Thủ tướng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trên phải trực tiếp chỉ đạo các sở, ngành, UBND các quận, huyện trực thuộc sớm hoàn thành các thủ tục về thỏa thuận địa điểm, cấp phép xây dựng, phê duyệt đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng; không để phát sinh nhà cửa, công trình trong hành lang tuyến đường dây đã thỏa thuận.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam thực hiện nhiệm vụ là đầu mối thu xếp vốn cho dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 957/TTg-KTTH ngày 16/6/2011.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam có nhiệm vụ làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để làm rõ nguồn vốn, tiến độ, phương thức thanh toán.


Theo icon.evn.com.vn - 14/06/2011

Bằng phương pháp “cân” chỉnh lại sao cho dòng điện giữa các pha không quá chênh lệch, các cơ quan đơn vị có thể tiết kiệm tối đa lượng điện bị tiêu hao vô ích. Sáng kiến này cũng góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và tuổi thọ của máy móc, thiết bị.

Sáng kiến phân chia lại phụ tải trên hệ thống điện 3 pha của Phạm Thành Biên từng được kiểm chứng để trao giải thưởng cấp Tập đoàn tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel). Không chỉ được đăng tải và phổ biến rộng rãi trên các nội san nội bộ của Viettel làm cơ sở cho các đơn vị áp dụng, sáng kiến còn được trao giải thưởng tại cuộc thi “Thanh thiếu niên tham gia đề xuất các ý tưởng và giải pháp tiết kiệm năng lượng năm 2010” do T.Ư Đoàn phát động tổ chức.

Hệ thống thiết bị, máy móc tại Trung tâm đào tạo Viettel, đặt tại KCN An Khánh (H.Hoài Đức, Hà Nội) nơi Biên đang làm việc có tổng công suất khoảng 160 KVA. Vào mùa hè, tình hình điện năng trong đơn vị cực kỳ căng thẳng. Toàn bộ máy móc, thiết bị tiêu thụ điện gần như làm việc đồng thời cùng nhau. Hệ thống aptomat cảnh báo thường xuyên ngắt diện do quá tải dẫn đến sụt áp đột ngột. Điện năng phập phù, ngoài tổn thất về các thiết bị có dấu hiệu hỏng hóc, suy giảm tuổi thọ thì những thiệt hại ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, hiệu suất công việc chuyên môn khiến người quản lý rất đau đầu trong tìm kiếm phương án xử lý.

Khảo sát toàn bộ phụ tải trên hệ thống điện tại đơn vị, Phạm Thành Biên phát hiện, dòng điện giữa các pha chênh lệch nhau quá nhiều. Trong khi đó, khoảng cách đường dây đến phụ tải khá dài, có chỗ tới hơn 400 mét khiến lượng điện năng tiêu hao vô ích là rất lớn. Theo lý thuyết, dòng điện giữa các pha phải cân bằng nhau sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, Biên nảy ra sáng kiến cân chỉnh pha, chia lại phụ tải sao cho dòng điện giữa các pha cân đối nhau. Để thực hiện sáng kiến này, Biên cho bật toàn bộ các thiết bị tiêu thụ điện rồi dùng thiết bị đo đạc tỉ mỉ, lấy các thông số cần thiết làm cơ sở để tiến hành cân chỉnh. Sau khi hoàn thành việc cân chỉnh, các thiết bị điện trong đơn vị vận hành trơn tru, đường dây trung tính không còn quá nóng như trước. Nhiều thiết bị không còn phải lệ thuộc vào ổn áp hỗ trợ. Sau hơn 1 năm áp dụng sáng kiến này, hệ thống điện trong các đơn vị sử dụng chung biến áp với Trung tâm đào tạo Viettel chưa hề xảy ra sự cố nhảy aptomat, lượng điện hao phí trên đường dây, các phụ tải được tiết giảm đáng kể nên tiết kiệm hàng triệu đồng tiền điện mỗi tháng.

Không chỉ triển khai tại các đơn vị của Viettel, sáng kiến cân chỉnh pha, chia lại phụ tải đã được một số doanh nghiệp bên ngoài ứng dụng và đã nhận được sự ủng hộ, phản hồi tích cực từ phía đơn vị ứng dụng. Đơn cử như Công ty cơ điện Tam Giang (TP Hải Dương), với tổng công suất máy móc thiết bị toàn đơn vị là xấp xỉ 70 KVA, từ khi áp dụng sáng kiến này, mỗi tháng công ty tiết kiệm từ 3 - 5 triệu tiền điện. “Đặc biệt hơn, sáng kiến này giữ cho dòng điện ổn định, máy móc vận hành ổn định không hay xảy ra các sự cố về điện nên công ty tiết kiệm được các chi phí liên quan đến bảo dưỡng, sửa chữa”, Trưởng phòng Cơ điện Nguyễn Văn Thanh, đánh giá.

Phạm Thành Biên cho biết, sáng kiến này có thể áp dụng trong các cơ quan, đơn vị hoặc doanh nghiệp có công suất sử dụng điện lớn. Đặc biệt là các tòa nhà chung cư, nhu cầu sử dụng thiết bị điện trong các hộ gia đình luôn biến động.


Theo icon.evn.com.vn - 29/08/2011

Chiều 28/8, tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, Tổng công ty xây dựng số 1 (chủ đầu tư đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng) chính thức đưa tổ máy số 1 của công trình thủy điện Đắk R’Tíh vào vận hành, hòa lưới điện quốc gia.

Trong 45 ngày tới, 3 tổ máy còn lại sẽ được đưa vào hoạt động, sau hơn 3 năm khởi công xây dựng. Công trình có tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.

Thủy điện Đắk R’Tíh gồm 4 tổ máy với tổng công suất 144 MW, sản lượng điện hàng năm là 614,1 triệu kWh/năm.

Công trình được xây dựng thành 2 bậc, bậc trên có công suất 82 MW gồm 2 tổ máy, bậc dưới cũng gồm 2 tổ máy và công suất là 62 MW.

Các tổ máy được thiết kế trục đứng tuabin Francis. Tổng diện tích của 2 hồ chứa nước rộng 10,285 km2 thuộc huyện Đắk R’Lấp, Đắk GLong và thị xã Gia Nghĩa ( tỉnh Đắk Nông), tổng dung tích chứa nước của 2 hồ gần 130 triệu m3.

Công trình có 1 đập chính được xây dựng bằng đất đá hỗn hợp với chiều cao 41,5m và chiều dài 553m, ngoài ra còn có 3 đập phụ và kênh dẫn nước... Công trình thủy điện Đắk RTíh sử dụng nước chính của thượng nguồn sông Đồng Nai và nhiều sông suối trong vùng.

Công trình thủy điện Đắk R’Tíh không chỉ sản xuất điện mà còn góp phần tưới tiêu cho hàng ngàn ha cây trồng, phát triển nuôi trồng thủy sản cho nông dân, điều hòa khí hậu, phòng chống lũ lụt và hạn hán, phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương./.


Theo icon.evn.com.vn - 18/07/2011

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn giữ vai trò chủ chốt.

Năm 2020: EVN nắm 50% nguồn điện

Theo Quy hoạch điện VII, giai đoạn 2016-2020, tổng công suất các nguồn điện dự kiến tăng thêm 28.600 MW. Trong đó, nhiệt điện than chiếm tỷ lệ cao nhất với công suất khoảng 16.380 MW; tiếp đến là nhiệt điện khí khoảng 4.943 MW, thủy điện khoảng 2.191 MW… Ngoài ra, cơ cấu nguồn điện cũng có sự đóng góp của điện hạt nhân, thủy điện tích năng, thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo, điện nhập khẩu. EVN vẫn nắm tỷ trọng lớn trong cơ cấu này với khoảng 50% nguồn điện vào năm 2020, thay vì tỷ lệ 55% như hiện nay.

Một chuyên gia ngành điện cho rằng, giảm tỷ lệ nguồn điện thuộc sở hữu của EVN theo lộ trình này là khá chậm. Nguồn điện thuộc EVN là do lịch sử để lại nên EVN chiếm giữ tỷ trọng lớn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc giảm chậm tỷ lệ nguồn điện của EVN chứng tỏ các nhà đầu tư nguồn điện khác như: TKV hoặc PVN tăng nguồn cũng rất chậm. Theo chuyên gia này, nên tăng cường thêm nguồn điện từ các nguồn khác đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao trong nước; đồng thời, có thêm nguồn cung điện sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn trong khâu chào giá.

Bộ Công Thương cho biết, để thực hiện cung ứng điện theo cơ chế điện cạnh tranh, khi có điều kiện, hệ thống truyền tải, hệ thống điều độ điện sẽ tách khỏi EVN thành các công ty Nhà nước độc lập.

Giá điện tăng lên 8,8 US cent/kWh

Quy hoạch điện VII tính toán, bình quân hàng năm, ngành điện sẽ cần khoảng 6,8 tỷ USD bao gồm đầu tư thuần và lãi xây dựng. Ước tổng vốn đầu tư cho phát triển hệ thống điện trong 20 năm tới khoảng 124 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn 2011 - 2020 sẽ dành 67,4% vốn cho các nhà máy điện và 33,6% cho xây dựng lưới điện. Đến năm 2020, giá thành trung bình dài hạn cho sản xuất, truyển tải và phân phối điện sẽ tăng lên khoảng trên 8,8 US cent/kWh.

Kế hoạch phát triển nguồn điện sẽ được chia làm 3 giai đoạn. Trọng tâm triển khai sẽ bắt đầu từ giai đoạn 2 (2016 - 2020) với mục tiêu tối ưu hóa phát triển nguồn điện theo tiêu chí chi phí tối thiểu. Điểm nhấn của giai đoạn này là việc phát triển theo hình thức IPP, BOT và phát triển các trung tâm nhiệt điện. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào tổ máy 1 x 1.000 MW năm 2020. Giai đoạn 3 (sau năm 2020) dự kiến sẽ phát triển các nhà máy nhiệt điện than để cân đối cung cầu điện trên 3 miền. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại miền Nam và miền Trung theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương cho biết, rút kinh nghiệm triển khai Quy hoạch điện VI về việc nhiều dự án điện chậm tiến độ do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đền bù, hoặc thiếu vốn dẫn đến giá cả vật liệu tăng cao, Quy hoạch điện VII sẽ tìm các biện pháp giải quyết khó khăn về nguồn vốn, về nguyên liệu (than và khí đốt) cho sản xuất điện. Bộ Công Thương cũng khuyến khích đầu tư xây dựng các nguồn năng lượng điện tái tạo như điện gió, điện sinh khối… để giảm bớt khí thải và giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch.


Theo icon.evn.com.vn - 05/09/2011

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo giá thành sản xuất điện từ năng lượng Mặt Trời sẽ giảm mạnh xuống còn 100 USD/1 Mw/giờ từ năm 2030, biến năng lượng sạch này thành nguồn chủ chốt để sản xuất và cung ứng điện trong tương lai.

Nhà phân tích năng lượng Mặt Trời của IEA Cedric Philibert cho rằng giá thành sản xuất giảm có thể nhanh chóng biến năng lượng Mặt Trời thành một trong những nguồn năng lượng chính sau năm 2060.

Giá sản xuất điện từ nhà máy quang điện hiệu quả nhất hiện nay là 172 USD/1 Mw/giờ, còn giá sản xuất điện từ nhà máy nhiệt điện Mặt Trời sử dụng hệ thống gương lõm parabol và công nghệ tích nhiệt lên tới 267 USD/1 Mw/giờ.

Nghiên cứu của IEA cho thấy khai thác cao nhất tiềm năng của năng lượng Mặt Trời để sản xuất điện thông qua công nghệ quang điện và nhiệt điện Mặt Trời có thể đáp ứng 1/3 tổng nhu cầu năng lượng toàn cầu vào năm 2060.

Với công nghệ bơm nhiệt kém hiện đại hơn, năng lượng Mặt Trời có thể đáp ứng tới 50% tổng nhu cầu điện toàn cầu./.


Theo icon.evn.com.vn - 18/07/2011

Một trong những mục tiêu nhiệm vụ quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2015 của EVN là đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện cho quốc gia với mức tăng trưởng điện khoảng 15%. Đồng thời phấn đấu đến năm 2020, hầu hết số hộ dân nông thôn có điện. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này, EVN đang gặp rất nhiều khó khăn.

Sức ép từ vốn và nhiên liệu

Với mục tiêu đến năm 2015, điện sản xuất và mua đạt 195-200 tỷ kWh để đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội, EVN phấn đấu thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong đầu tư, phát triển nguồn và lưới theo Quy hoạch điện VII; Hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành 14.852 MW ở các nhà máy điện do EVN làm chủ đầu tư và giữ cổ phần chi phối; Đảm bảo tiến độ ĐZ 500 kV và lưới điện phân phối; Cuối năm 2012 sẽ hoàn thành xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La; Đảm bảo tiến độ khởi công dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2014 và các nhà máy thủy điện tích năng như Bắc Ái, Mộc Châu, Hàm Thuận Bắc và Thủy điện Lai Châu để đáp ứng nhu cầu điện giai đoạn sau 2015; Hoàn thành thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình; Áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý vận hành hệ thống; Đào tạo nhân lực; Tăng cường hợp tác quốc tế; Nâng cao năng suất lao động.

Theo ông Dương Quang Thành, Phó TGĐ EVN, khó khăn lớn nhất của EVN trong giai đoạn này là vấn đề huy động vốn. Bởi lẽ, năm 2010 EVN vẫn còn lỗ trên 8.000 tỷ đồng (chưa kể chênh lệch tỷ giá khoảng 15.000 tỷ đồng) cùng với khoản nợ chưa trả được cho TKV và PVN gần 8.000 tỷ đồng nữa. Trong khi tổng nhu cầu đầu tư và trả nợ vốn vay của EVN giai đoạn 2011-2015 và một số công trình gối đầu cho các năm 2016-2018 cần tới 552.919 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư nguồn và lưới cần 414.491 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi là 138.428 tỷ đồng. Chỉ riêng NPT, nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011-2015 đã cần tới 133.580 tỷ đồng, trong khi vốn khấu hao cơ bản chỉ có 26.380 tỷ đồng. Theo tính toán, giai đoạn 2011- 2015, EVN chỉ có khả năng cân đối được 212.566 tỷ đồng. Như vậy, Tập đoàn còn thiếu 340.353 tỷ đồng. Đây là bài toán rất nan giải vì hiện nay bức tranh tài chính của EVN đang rất khó khăn, việc vay vốn và trả nợ đúng hạn cho các ngân hàng cũng không đơn giản.

Nhiều hình thức huy động vốn

Để thu xếp số vốn còn thiếu, EVN dự kiến thực hiện hàng loạt giải pháp như: Tăng vốn chủ sở hữu của EVN từ 76.000 tỷ đồng (năm 2010) lên 127.000 tỷ đồng (năm 2011); đảm bảo tiến độ vận hành các công trình xây dựng để tăng khấu hao; thành lập công ty cổ phần với các dự án nguồn điện đang và sẽ xây dựng nhằm huy động vốn của xã hội. Tập trung huy động và đẩy nhanh tiến độ giải ngân tối đa nguồn vốn vay ODA cho các dự án nguồn và lưới điện. Xúc tiến đàm phán với các ngân hàng thương mại để vay vốn đầu tư các nhà máy thủy điện và lưới điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải; Tiếp tục phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế; Tổ chức đấu thầu thiết bị theo hình thức tín dụng người bán hoặc người mua. Cụ thể, với các nhà máy điện, EVN sẽ vay vốn nước ngoài để thanh toán 85% giá trị thiết bị vật tư nhập ngoại hoặc 85% giá trị EPC, thời gian trả nợ không dưới 10 năm và thời gian ân hạn bằng thời gian xây dựng. Với các dự án lưới điện, vay vốn nước ngoài để thanh toán 85% thiết bị vật tư nhập ngoại. Phần xây lắp trong nước sẽ huy động vốn tự có hoặc vay các ngân hàng thương mại trong nước.

Bên cạnh đó, để hạn chế chi phí đầu tư, EVN cũng tích cực triển khai các giải pháp: đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện nhằm góp phần hoàn thành chỉ tiêu tiết kiệm 5-8% sản lượng điện tiêu thụ; Giảm tỷ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối, phấn đấu đến năm 2012 giảm tổn thất điện năng xuống còn 8,5% (tính cả lưới điện hạ áp nông thôn là 9,1%); Giảm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí sửa chữa lớn; Nâng cao năng suất lao động theo hướng sản lượng điện sản xuất tăng nhưng lao động không tăng, mục tiêu đạt bình quân 1 triệu kWh/lao động (tăng 10-12%/năm); Giảm chi phí lao động dưới các hình thức: áp dụng công nghệ đọc số từ xa, cải tiến phương thức thanh toán thu tiền, sắp xếp lại lực lượng lao động gián tiếp, từng bước hiện đại hóa để tiến tới chế độ TBA không người trực; Xây dựng lại định mức lao động, CPH mạnh các đơn vị sản xuất, dịch vụ và đào tạo nhằm giảm dần biên chế.

Cần ưu tiên vốn cho các dự án điện

Để đảm bảo tiến độ các dự án, EVN kiến nghị Chính phủ ưu tiên nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA cho các dự án điện, kể cả vốn xây dựng hạ tầng cho các hạng mục dùng chung tại các trung tâm điện lực (Vĩnh Tân, Duyên Hải…). EVN cũng đề nghị được vay vốn tín dụng ưu đãi trong nước phục vụ di dân tái định cư và chế tạo thiết bị trong nước. Đề nghị các địa phương hỗ trợ tích cực trong việc giải phóng mặt bằng. Nhằm khai thác các nguồn vốn được tốt. Đặc biệt, theo EVN, việc thực hiện cơ chế giá điện theo thị trường sẽ là giải pháp quan trọng để cải thiện tài chính cho các nhà đầu tư, đồng thời, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực phát điện. Để cải thiện nguồn tài chính, EVN cũng đề nghị Chính phủ xem xét lại mức độ Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối trong lĩnh vực phát điện (quy định trước đây là nhà máy công suất trên 300 MW thuộc danh mục Nhà nước chi phối. Tuy nhiên, hiện nay công suất các nhà máy ngày càng lớn, nhà máy 300 MW ngày càng ít có vai trò chi phối trong hệ thống). Vì vậy, EVN nghị được bán bớt cổ phần ở những nhà máy công suất 300 MW để đầu tư vào công trình mới. EVN cũng kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị bảo phần cung ứng nhiên liệu, chỉ đạo các chủ đầu tư khác đảm bảo tiến độ các dự án BOT/IPP trong Quy hoạch điện VI (khoảng 36.715 MW cho giai đoạn 2006-2015). Theo EVN, những dự án này chiếm tới 61,7% công suất đầu tư mới của toàn bộ Quy hoạch điện VI và tiến độ các dự án này có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Riêng đối với khu vực chính sách xã hội, hiện cả nước còn 251 xã với khoảng 700.000 hộ dân nông thôn chưa có điện, hầu hết đều là các xã đặc biệt khó khăn, hộ dân nghèo và dân tộc ít người. Vì vậy, ngoài những khu vực đã được ưu tiên như các tỉnh Tây Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh… đề nghị Chính phủ tiếp tục có kế hoạch ưu tiên vốn ngân sách cấp điện cho các khu vực nông thôn chưa có điện trên cả nước.


Theo icon.evn.com.vn - 05/09/2011

Ngày 4/92011, hãng thông tấn ISNA của Iran thông báo nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này Bushehr đã hòa lưới điện quốc gia.

Thông báo nêu rõ vào lúc 23 giờ 29 phút đêm 3/9 (giờ địa phương), nhà máy Bushehr đã được kết nối với lưới điện quốc gia.

Nhà máy có công suất 1.000MW này hiện chỉ sản xuất thử 60MW, nhưng sẽ tăng dần sản lượng nhằm đạt 400MW vào ngày 12/9 tới.

Nhà máy điện hạt nhân Bushehr do Tập doàn Rosatom của Nga giúp xây dựng tại miền Nam Iran. Kế hoạch kết nối nhà máy Bushehr với lưới điện quốc gia lẽ ra được thực hiện từ cuối năm 2010, nhưng đã bị hoãn lại nhiều lần do trục trặc kỹ thuật./.


Theo icon.evn.com.vn - 19/07/2011

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo tiếp tục rà soát kế hoạch, thực tế thí điểm, chuẩn bị kỹ về mặt kỹ thuật, pháp lý,… để đưa vào vận hành chính thức thị trường phát điện cạnh tranh khi các điều kiện đã chín muồi.

Chiều 18/7, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp rà soát kết quả vận hành thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) sau 2 tuần thí điểm giai đoạn I từ 1/7/2011.

Trong tổng số 71 nhà máy điện có công suất đặt lớn hơn 30 MW hiện đang vận hành, có 55 nhà máy đủ điều kiện để tham gia trực tiếp thị trường và 16 nhà máy còn lại tham gia gián tiếp.

Trong số 55 nhà máy này, có 49 nhà máy điện chào giá trực tiếp trên thị trường VCGM thí điểm, 6 nhà máy điện còn lại là các thủy điện có hồ điều tiết nhỏ nên chỉ công bố biểu đồ phát từng giờ và được thanh toán theo giá thị trường

.

Theo đánh giá chung, công tác tính toán và công bố kế hoạch vận hành thị trường VCGM thí điểm đã được thực hiện đúng quy định và kế hoạch. Các nhà máy tích cực tham gia chào giá và tuân thủ các quy định của thị trường điện.

Sau khi kết thúc mỗi ngày vận hành, kết quả tính toán giá điện năng thị trường phản ánh đúng nhu cầu tiêu thụ điện cũng như sự khác giữa các giờ cao điểm và thấp điểm của hệ thống. Trong một số thời điểm, giá thị trường có thể đạt mức giá trần (900 đồng/kWh). Vào các giờ thấp điểm và giờ bình thường, giá điện năng thị trường giảm xuống mức thấp hơn.

Bên cạnh đó, qua vận hành thí điểm, cơ quan quản lý, đơn vị triển khai đã phát hiện, phản ánh một số vấn đề bất cập, vướng mắc trong hệ thống cần bổ sung, điều chỉnh. Đơn cử như vấn đề khí cấp cho một số cụm nhà máy điện khí, trình tự xếp lịch huy động theo giá chào gây khó cho một số nhà máy nhiệt điện trong thời gian thấp điểm hoặc với một số nhà máy thủy điện có lưu lượng nước về lớn, hồ chứa nhỏ,…

Đơn vị vận hành thị trường cũng phản ánh một số bất cập nảy sinh trong quy định thị trường VCGM như việc xác định và công bố biểu đồ huy động từng giờ của thủy điện đa mục tiêu (phát điện, cắt lũ, cấp nước…) vào ngày trước ngày giao dịch là khó đảm bảo tính an toàn và kinh tế của hệ thống.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ghi nhận những các kết quả bước đầu, đạt nhiều mục tiêu trong việc triển khai vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm thời gian qua.

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương, các đơn vị ngành điện tiếp tục rà soát kế hoạch, thực tế vận hành, khuyến khích các đơn vị tham gia thị trường, trong quá trình thực hiện phải có các bước đi bài bản, thận trọng, chuẩn bị kỹ về mặt kỹ thuật, pháp lý,… để đưa vào vận hành chính thức thị trường điện khi các điều kiện đã chín muồi.

Trong giai đoạn tới, việc vận hành thí điểm cần tập trung rà soát, phát hiện những lỗi, bất cập, đồng thời đưa ra các giải pháp, cơ chế điều chỉnh kịp thời, lưu ý bổ sung các vấn đề giá sàn, thanh toán…

Về vấn đề đầu tư, Bộ Công Thương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lập phương án, trên cơ sở đó tập trung đầu tư vốn cho những hạng mục ưu tiên để phấn đấu vận hành thị trường một cách chính thức trong thời gian sớm nhất.


Theo icon.evn.com.vn - 01/09/2011

Từ 1/9 sẽ chính thức điều chỉnh giá bán điện theo thông số đầu vào cơ bản, đó là nội dung của Thông tư số 31/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương. Theo đó, giá bán điện được tính toán kiểm tra hàng tháng trên cơ sở biến động của các thông số đầu vào cơ bản (tỷ giá tính toán, giá nhiên liệu tính toán, cơ cấu sản lượng điện phát của các tháng đã qua) để xác định giá bán điện hiện hành.

Theo Thông tư này, kể từ ngày 1/9, hàng tháng EVN sẽ tính toán chênh lệch giữa chi phí đầu vào và giá bán điện để đề xuất điều chỉnh giá điện. Cục Điều tiết điện lực có nhiệm vụ giám sát việc điều chỉnh giá, đồng thời công bố công khai giá thành sản xuất kinh doanh điện hàng năm. Thông tư cũng quy định, trường hợp chênh lệch giá bán điện bình quân nhỏ hơn 5% so với giá bán điện hiện hành thì EVN tính toán phân bổ vào giá bán điện bình quân để điều chỉnh giá bán điện bình quân tăng tối đa 5%. Trường hợp tăng quá 5% phải được sự đồng ý của Chính phủ. Việc kiểm tra, tính toán chênh lệch giá bán điện bình quân do biến động các thông số đầu vào cơ bản được EVN tính toán trước ngày 20 hàng tháng. Thời gian điều chỉnh giá bán điện giữa hai lần liên tiếp tối thiểu là ba tháng.

Vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay là EVN đang tham gia thị trường với tư cách vừa là người bán, vừa là người mua thì việc điều chỉnh giá điện có đảm bảo khách quan không? Về vấn đề này, ông Nguyễn Tấn Lộc, Phó TGĐ EVN cho rằng, giá các nguyên liệu đầu vào đều có cơ quan quản lý giám sát, kiểm tra. Họ xem xét và đều công khai trên thị trường. Khi theo cơ chế thị trường, yếu tố đầu vào tăng hay giảm sẽ được phản ánh vào giá điện. Cũng theo ông Lộc, hiện chúng ta đang thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh. Khi thị trường hình thành sẽ có những quy định công khai. Các nhà sản xuất đều biết được giá chào bán trên hệ thống.

Về việc EVN được điều chỉnh tăng giá bán điện ở mức 5%, ông Lộc cho biết, với mức tăng 5%, EVN chưa thể bù lỗ. Tuy nhiên, việc tăng giá điện phải theo lộ trình từng bước. Nếu giá điện theo sát giá thị trường thì sẽ thu hút đầu tư tốt hơn và chắc chắn sẽ không thiếu điện như hiện nay.

Ông Phạm Lê Thanh – TGĐ EVN cũng cho rằng, việc xây dựng cơ chế giá điện hợp lý là rất cần thiết. Bởi vì hiện nay ngành điện đang mua điện giá cao để bán giá thấp với mức chênh lệch khoảng 100 đồng/kWh. Nếu hộ gia đình càng khá giả, dùng điện càng nhiều sẽ càng được Nhà nước bù giá tự nhiên nhiều hơn. Trong khi các hộ nghèo dùng dưới 50 kWh chỉ được trợ giá theo chính sách là 30.000 đồng/tháng. Điều này rất bất hợp lý và không khuyến khích người dân sử dụng điện tiết kiệm. Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định: giá điện không phản ánh kịp thời chi phí và chưa được điều chỉnh ở mức độ hợp lý. Do giá bán lẻ điện bình quân quá thấp nên không thể thu hồi được chi phí sản xuất kinh doanh ở các khâu phát điện, truyền tải và phân phối. Việc điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường là một trong những bước đi quan trọng để hình thành thị trường điện cạnh tranh minh bạch.

Thông tư cũng đề cập đến vấn đề sẽ trích quỹ bình ổn giá điện khi chênh lệch giá bán điện bình quân do biến động các thông số đầu vào cơ bản nhỏ hơn và chi phí sản xuất kinh doanh điện chưa được tính hết vào giá bán điện đã được phân bổ hết.

Tại báo cáo kết quả thực hiện các nội dung đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 vừa gửi Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết thị trường điện cạnh tranh sẽ vận hành thị trường bán lẻ vào năm 2020.

Bộ trưởng Hoàng cho biết, thị trường phát điện cạnh đã chính thức vận hành từ ngày 1/7/ 2012. Song song với việc này, Bộ Công Thương đã và đang chuẩn bị xây dựng và vận hành thị trường bán buôn cạnh tranh, và nghiên cứu các giải pháp để đẩy nhanh việc xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh.

Cụ thể, việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực sẽ cơ bản hoàn thiện trong năm 2013, để đảm bảo vận hành thí điểm thị trường bán buôn điện vào năm 2015.

Mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh một cách linh hoạt cũng được xây dựng, nhằm chuyển đổi từ mô hình thị trường bán buôn điện cạnh tranh đến thực hiện thị trường bán lẻ điện cạnh tranh ổn định, vững chắc.

Theo đó, ngay trong giai đoạn thị trường bán buôn cạnh tranh, các khách hàng tiêu thụ điện lớn được phép mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện thông qua các cơ chế thị trường và hợp đồng dài hạn. Phạm vi, quy mô của các khách hàng lớn này sẽ dần dần được mở rộng để tăng số lượng khách hàng được quyền mua điện trực tiếp từ các nhà máy điện.

Giải pháp tiếp theo là tái cấu trúc ngành điện, kiện toàn cơ cấu tổ chức của các đơn vị tham gia thị trường để phù hợp và đủ khả năng thực hiện các chức năng mới trong thị trường bán buôn.

Theo Bộ trưởng Hoàng, nếu hoàn thành tốt các công tác chuẩn bị, có thể giảm được thời gian vận hành thí điểm thị trường bán buôn điện từ 2 năm (theo lộ trình) xuống còn 1 năm để đến năm 2016 bắt đầu triển khai thị trường bán buôn chính thức. Tư vấn quốc tế cũng có thể được xem xét thuê để tham gia hỗ trợ thực hiện mô hình bán lẻ cạnh tranh, báo cáo cho biết.

Bộ Công Thương cũng tin tưởng vào kế hoạch sẽ trình Chính phủ xem xét, đưa thị trường bán buôn điện cạnh tranh vào vận hành từ năm 2015, và vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh từ năm 2020.

“Như vậy, có thể sớm hai năm so với kế hoạch đã đề ra trong lộ trình đã được duyệt”, báo cáo nêu rõ.

Theo EVN News


Theo icon.evn.com.vn - 08/09/2011

Sau 1 tháng kể từ ngày tiếp nhận lưới điện tại Công ty Điện lực Hiệp Phước, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) đã trực tiếp bán tiện tới gần 12 ngàn khách hàng. Công tác quản lý vận hành lưới điện tại các khu công nghiệp cũng được đảm bảo an toàn liên tục, đáp ứng nhu cầu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ ngày 1/8/2011, Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVN HCMC) đã tiến hành tiếp nhận lưới điện của Công ty TNHH Điện lực Hiệp Phước (HPPC) theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Khối lượng tiếp nhận bao gồm các công trình điện đang sử dụng để cấp điện cho khách hàng tại 3 khu vực: KCN Hiệp Phước, KCX Tân Thuận và KĐT Phú Mỹ Hưng, thuộc tài sản của HPPC và Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng. Trong đó có các tuyến đường dây, trạm biến áp cấp điện áp từ 0,4 kV đến 110 kV (trừ trạm biến áp 110 kV KCN hiệp Phước) và các hệ thống đo đếm điện năng…

Sau khi tiếp nhận, EVN HCMC đã chính thức cung cấp điện cho các phụ tải này từ lưới điện quốc gia nhằm đảm bảo cấp điện ổn định cho các phụ tải. Trước đó, các công ty điện lực của EVN HCMC đã tiến hành hướng dẫn khách hàng ở 3 khu vực trên làm thủ tục đăng ký mua điện và ký kết lại hợp đồng mua bán điện từ HPPC sang EVN HCMC quản lý và bán điện trực tiếp. Các khách hàng có thể nộp tiền điện theo 3 hình thức: thu qua ngân hàng, thu tại nhà và tại văn phòng của các điện lực.