Chương này áp dụng cho việc đo điện bằng dụng cụ đo cố định. Các yêu cầu đối với dụng cụ đo điện áp, đo dòng điện, đo tần số, đo cách điện, đo lường khi hòa đồng bộ.

Đo điện: phạm vi áp dụng

I.6.1. Chương này áp dụng cho việc đo điện bằng dụng cụ đo cố định, không áp dụng cho việc đo điện trong phòng thí nghiệm, đo điện bằng dụng cụ xách tay và dụng cụ đo chế độ sự cố.

I.6.2. Các dụng cụ đo điện, ngoài việc thoả mãn các qui định trong chương này còn phải thoả mãn các yêu cầu của nhà chế tạo.

Yêu cầu chung của dụng cụ đo điện

I.6.3. Dụng cụ đo điện phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau đây:

yêu cầu của dụng cụ đo điện

I.6.4. Việc đấu cuộn dòng điện của dụng cụ đo và thiết bị bảo vệ với cuộn thứ cấp của biến dòng cấp điện cho công tơ thanh toán phải theo qui định ở Điều I.5.17.

I.6.5. Tại trạm phân phối hạ áp không có người trực, cho phép không đặt dụng cụ đo điện chỉ thị nhưng phải có chỗ để đấu dụng cụ kiểm tra hoặc kẹp được Ampe kìm.

I.6.6. Dụng cụ đo điện loại kim chỉ thị phải có vạch đỏ chỉ trị số vận hành định mức trên thang đo.

I.6.7. Dụng cụ đo điện có vạch “không” ở giữa thang đo thì phải có ghi rõ hướng ở hai phía vạch “không”.

I.6.8. Dụng cụ đo điện phải có nhãn xác định điểm đo, trừ trường hợp để cạnh điểm đo trên sơ đồ nổi.

I.6.9. Ngoài việc hiển thị đại lượng đo trên mặt đồng hồ tại chỗ, trong trường hợp riêng, đại lượng đó cần được tự ghi hoặc đưa vào bộ nhớ hoặc truyền tới vị trí đo xa, thực hiện theo yêu cầu của quy trình vận hành.

Đo dòng điện

I.6.10. Phải đo dòng điện xoay chiều tại:

I.6.11. Phải đặt ampemét tự ghi nếu quá trình công nghệ yêu cầu.

I.6.12. Phải đo dòng điện một chiều tại:

I.6.13. Phải đặt 3 ampemét cho:

I.6.14. Khi chọn ampemét và biến dòng, phải tính đến khả năng quá tải tạm thời của mạch động cơ khi khởi động. Biến dòng không được bão hoà và ampemét phải chịu được dòng khởi động.

I.6.15. Ampemét một chiều phải có thang đo hai phía hoặc công tắc đảo cực nếu dòng điện đo có thể đổi chiều.

I.6.16. Có thể đấu ampemét xoay chiều trực tiếp vào thanh cái hoặc dây dẫn, chỉ đấu ampemét xoay chiều qua biến dòng nếu không đấu trực tiếp được.

I.6.17. Khi đấu trực tiếp ampemét vào mạch trên 1kV xoay chiều và trên 500V một chiều, phải bảo đảm các điều kiện sau:

I.6.18. Ampemét đặt tại thiết bị điện một chiều có thể đấu trực tiếp hoặc đấu qua sun.

Đo điện áp và kiểm tra cách điện

I.6.19. Phải đặt dụng cụ đo điện áp ở:

I.6.20. Tại các điểm nút kiểm tra của hệ thống điện, vônmét phải có cấp chính xác không lớn hơn 1,0.

I.6.21. Trong lưới điện 3 pha, thông thường đặt dụng cụ đo một điện áp dây.

I.6.22. Phải đặt bộ kiểm tra cách điện trong lưới điện trên 1kV có dòng điện chạm đất nhỏ, trong lưới điện đến 1kV có trung tính cách ly và trong lưới điện một chiều có điểm giữa cách ly. Bộ kiểm tra cách điện có thể là đồng hồ chỉ thị, dụng cụ hoạt động theo nguyên lý rơle (hệ thống tín hiệu âm thanh, ánh sáng) hoặc phối hợp cả hai loại trên.

I.6.23. Bộ kiểm tra cách điện trong lưới đến 1kV và trong lưới điện một chiều phải xác định được trị số điện trở cách điện, khi cần có kèm báo tín hiệu âm thanh, ánh sáng khi mức cách điện giảm thấp dưới trị số đặt.

I.6.24. Không cần đặt bộ kiểm tra cách điện ở mạch điện một chiều đơn giản và không quan trọng, các mạch một chiều điện áp tới 48V.

I.6.25. Cho phép dùng vônmét để kiểm tra định kỳ cách điện mỗi cực với đất của các mạch kích thích các máy điện quay. Có thể dùng một vônmét có khoá chuyển mạch để kiểm tra cách điện một số điểm trên mạch kích thích.

I.6.26. Phải dùng biến điện áp một pha hoặc ba pha năm trụ để đấu vônmét kiểm tra cách điện. Cuộn cao áp của biến điện áp phải đấu hình sao có trung tính nối đất.

Để cấp điện cho cả mạch kiểm tra cách điện và mạch đo lường từ một biến điện áp thì cần phải có hai cuộn thứ cấp, một cuộn đấu hình sao và một cuộn đấu tam giác hở.

Đo công suất

I.6.27. Phải đo công suất theo các yêu cầu sau:

I.6.28. Phải dùng dụng cụ đo có thang đo hai phía đối với mạch có hướng công suất thay đổi.

Đo tần số

I.6.29. Phải đo tần số ở:

I.6.30. Phải đặt tần số kế tự ghi ở:

I.6.31. Sai số tuyệt đối của tần số kế tự ghi ở các nhà máy điện tham gia điều tần không được quá 0,1Hz.

Đo lường khi hoà đồng bộ

I.6.32. Để hoà đồng bộ chính xác, cần có những dụng cụ sau đây:

Đặt dụng cụ đo điện

I.6.33. Phải đặt dụng cụ đo điện trên bảng kim loại hoặc bảng cách điện, trừ bảng gỗ. Thông thường phải đặt dụng cụ đo điện ở trong nhà, chỉ được đặt ngoài trời khi nhà chế tạo cho phép.

I.6.34. Không phải nối đất vỏ dụng cụ đo điện lắp trên kết cấu kim loại đã được nối đất.

I.6.35. Dụng cụ đo điện phải đặt ở môi trường xung quanh phù hợp với yêu cầu của nhà chế tạo hoặc ở chỗ dễ đọc, đủ ánh sáng, mặt kính không bị loá do phản chiếu.



Quy Phạm Trang Bị Điện, chương I.6 pdf