Chương IX.ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI LÀM VIỆC GẦN ĐƯỜNG DÂY MANG ĐIỆN

Điều 94. Làm việc gần đường dây có điện áp từ 1000V trở lên

1. Nhân viên đơn vị công tác phải được trang bị và sử dụng các trang bị an toàn bảo hộ lao động phù hợp.

2. Nhân viên đơn vị công tác phải đảm bảo khoảng cách an toàn đối với đường dây mang điện. Khoảng cách an toàn theo cấp điện áp được quy định như sau:

Điện áp đường dây (kV)

Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)

Đến 35

0,6

Trên 35 đến 66

0,8

Trên 66 đến 110

1,0

Trên 110 đến 220

2,0

Trên 220 đến 500

4,0


3. Nếu không thể bảo đảm khoảng cách nhỏ nhất cho phép được quy định ở khoản 2 Điều này người sử dụng lao động không được cho nhân viên đơn vị công tác làm việc ở gần đường dây mang điện. Trong trường hợp như vậy, phải cắt điện mới được thực hiện công việc.

Điều 95. Làm việc gần đường dây có điện áp dưới 1000V

1. Nếu có nguy cơ điện giật cho nhân viên làm việc ở khoảng cách gần với đường dây đang mang điện với điện áp dưới 1000V, người chỉ huy trực tiếp phải yêu cầu nhân viên đơn vị công tác che phủ các phần có điện của thiết bị điện bằng các thiết bị bảo vệ để tránh nguy cơ dẫn đến nguy hiểm.

2. Nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng quần áo bảo hộ và dụng cụ bảo vệ thích hợp khi thực hiện che phần mang điện.

Điều 96. Thay dây, căng dây

1. Đối với các công việc khi thực hiện có thể làm rơi hoặc làm chùng dây dẫn (ví dụ việc tháo hoặc nối dây ở đầu chuỗi sứ) trong khoảng cột giao chéo với các đường dây khác có điện áp trên 1000V thì chỉ cho phép không cắt điện các đường dây này nếu dây dẫn của đường dây cần sửa chữa nằm dưới các đường dây đang có điện.

2. Khi thay dây dẫn ở chỗ giao chéo, đơn vị công tác phải có biện pháp để dây dẫn cần thay không văng lên đường dây đang có điện đi ở bên trên.

Điều 97. Làm việc với dây chống sét

Khi làm việc với dây chống sét ở trên cột nằm trong vùng ảnh hưởng của các đường dây có điện phải đặt đoạn dây nối tắt giữa dây chống sét với thân cột sắt hoặc với dây xuống đất của cột bê tông, cột gỗ ở ngay cột định tiến hành công việc để khử điện áp cảm ứng. Khi làm việc với dây dẫn, để chống điện cảm ứng gây nguy hiểm cho nhân viên đơn vị công tác phải đặt nối đất di động dây dẫn với xà của cột sắt hoặc dây nối đất của cột gỗ, cột bê tông tại nơi làm việc.

Điều 98. Sử dụng dây cáp thép

1. Khoảng cách nhỏ nhất cho phép giữa dây cáp thép (cáp hãm, kéo) và dây chằng thép tới dây dẫn của đường dây đang có điện được quy định như sau:

Điện áp làm việc (kV)

Khoảng cách nhỏ nhất cho phép (m)

Đến 35

2,5

Trên 35 đến 110

3,0

Trên 110 đến 220

4,0

Trên 220 đến 500

6,0


2. Nếu dây chằng có thể dịch lại gần dây dẫn đang có điện ở khoảng cách nhỏ hơn khoảng cách được quy định tại khoản 1 Điều này thì phải dùng dây néo để kéo dây chằng đủ cách xa dây dẫn. Dây cáp thép (cáp kéo) phải bố trí sao cho khi bị đứt cũng không thể văng về phía dây dẫn đang có điện. Điều 99. Làm việc trên một đường dây đã cắt điện đi chung cột với đường dây đang mang điện 1. Những công việc có trèo lên cột trên một mạch đã cắt điện của đường dây hai mạch khi mạch kia vẫn có điện chỉ được phép tiến hành với điều kiện khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch không nhỏ hơn khoảng cách được quy định như sau:

Điện áp làm việc (kV)

Khoảng cách không nhỏ hơn (m)

Đến 35

3,0

66

3,5

110

4,0

220

6,0


2. Đối với đường dây 35kV khi khoảng cách giữa hai dây dẫn gần nhất của hai mạch nhỏ hơn 3,0m nhưng không nhỏ hơn 2,0m, cho phép tiến hành công việc có trèo lên cột ở mạch đã cắt điện khi mạch kia vẫn còn điện (trừ việc kéo dây chống sét) nhưng phải dùng các tấm ngăn cách điện giữa hai mạch.

3. Cấm làm việc trên dây dẫn hai mạch khi một mạch vẫn còn điện trong lúc có gió to có thể làm đung đưa dây buộc giữ, dây cáp và gây khó khăn cho công việc của người làm việc ở trên cột.

Chương X.CÁC BIỆN PHÁP KHI LÀM VIỆC TẠI VỊ TRÍ NGUY HIỂM DO THIẾU OXY

Điều 100. Chuẩn bị trước khi tiến hành công việc

1. Lắp đặt hàng rào bảo vệ

Các biện pháp thích hợp như là đặt hàng rào bảo vệ phải được thực hiện để ngăn ngừa người không có phận sự đi vào nơi làm việc. Biển báo nguy hiểm phải được đặt tại nơi dễ quan sát.

2. Bố trí dụng cụ cứu hộ

Đơn vị công tác phải có các dụng cụ cứu hộ như là thiết bị hô hấp tự nén khí và mặt nạ bảo vệ nối với ống phun. Nhân viên phải đặt các dụng cụ cứu hộ tại nơi thuận tiện cho việc sử dụng khẩn cấp khi cần thiết. Số lượng thiết bị hô hấp tự nén khí phải nhiều hơn số lượng thành viên của đơn vị công tác.

3. Đo nồng độ Oxy và khí độc hại

a) Công nhân phải đo nồng độ khí Oxy và khí độc hại để đảm bảo rằng nồng độ phải nằm trong giới hạn cho phép được qui định trong bảng sau, kết quả đo phải được ghi lại;

Loại khí

Nồng độ yêu cầu để đảm bảo an toàn

Oxy

Lớn hơn hoặc bằng 18%

Cacbon monoxyt

Nhỏ hơn hoặc bằng 0,005% (50ppm)

Khí dễ cháy

Nhỏ hơn 30% giới hạn dưới gây nổ

Hydrô Sunfua

Nhỏ hơn hoặc bằng 10ppm


b) Khi nhân viên đơn vị công tác phát hiện thấy nồng độ khí dễ cháy không nằm trong giới hạn cho phép được quy định tại điểm a khoản này, người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh cho công nhân rời khỏi nơi làm việc đến nơi an toàn, không sử dụng lửa hoặc các sản phẩm có thể gây cháy và áp dụng ngay lập tức các biện pháp thích hợp như là thông gió nơi làm việc;

c) Khi nồng độ khí Oxy và khí Hydro sunfua không nằm trong giới hạn cho p