tủ biến tần

Khi nào nên dùng tủ biến tần? Những loại tủ biến tần thông dụng? Những lưu ý khi sử dụng tủ biến tần? Những lợi ích khi dùng tủ biến tần?

Nội dung chính

  1. Khi nào nên dùng tủ biến tần?
  2. Những loại tủ biến tần thông dụng?
  3. Những lưu ý khi sử dụng tủ biến tần?

Khi nào nên dùng tủ biến tần?

  1. Điều khiển động cơ hoạt động tăng giảm tốc độ theo nhu cầu sử dụng và yêu cầu về tự động
  2. Khởi động mềm tránh sụt áp sau đó hoạt động ở một tốc độ cố định, có thể thay đổi tốc độ này
  3. Sử dụng biến tần nhằm mục đích tiết kiệm điện năng trong các hệ thống khí nén, hệ thống bơm điều áp
  4. Sử dụng biến tần để chuyển nguồn 50Hz sang 60Hz cho động cơ có tần số định mức 60Hz

Biến tần điều khiển tốc độ động cơ thường được dùng trong cấp nước có điều áp, hệ thống lạnh, hệ thống điều tốc băng tải, hệ thống khí nén và các hệ thống điều khiển theo thuật toán PID

Dùng biến tần khởi động mềm và hoạt động ở một tốc độ cố định thường được dùng trong hệ thống quạt cho hồ nuôi tôm, hệ thống tiếp thức ăn trong chăn nuôi gia súc hoặc ở những nơi nguồn điện công suất không đủ lớn cho khởi động trực tiếp

Những loại tủ biến tần thông dụng?

  1. Tủ bơm cấp nước dùng biến tần
  2. Tủ máy nén khí dùng biến tần
  3. Tủ điều khiển băng tải dùng biến tần
  4. Tủ điều khiển lò dầu dùng biến tần
  5. Tủ điều khiển áp suất cầu thang dùng biến tần
  6. Tủ điều khiển thông gió tầng hầm dùng biến tần
  7. Tủ điều khiển nâng hạ dùng biến tần
  8. Tủ điều khiển quạt trang trại chăn nuôi dùng biến tần
  9. Tủ điều khiển cân định lượng dùng biến tần

Tủ bơm cấp nước dùng biến tần

tủ bơm dùng biến tần

Tủ bơm dùng biến tần thường có chức năng gì?

  • Chạy luân phiên theo thời gian hoặc theo lượt
  • Gọi bơm hỗ trợ khi một bơm có sự cố
  • Điều khiển chính xác áp suất mong muốn theo PID hoặc theo ngưỡng áp suất cao, áp suất thấp
  • Phối hợp nhiều bơm chạy contactor và một bơm chạy biến tần để điều khiển áp suất theo PID
  • Gọi bơm hoặc đưa bơm về chế độ nghỉ khi áp suất duy trì trong một khoảng thời gian dài.

Những lưu ý khi thiết kế tủ bơm dùng biến tần

  1. Lưu ý tần số tối thiểu để có thể mở van một chiều. Nếu tần số chạy nhỏ nhất không đủ mở van một chiều có thể dẫn đến nước ở đầu bơm sẽ bị nóng làm teo ống nhựa dẫn đến rủ nước.
  2. Lưu ý về cài đặt thời gian và tần số nghỉ: Cài đặt sao cho bơm có thời gian nghỉ phù hợp và không bị gọi lặp lại quá nhiều lần.
  3. Hệ thống phải trang bị tích áp nếu đường ống ngắn, nếu không hệ thống sẽ ngắt bơm, gọi bơm liên tục khi không có tải.
  4. Gắn cảm biến ở vị trí phù hợp để tránh tăng áp đột ngột khi bơm mới bắt đầu dẫn đến tác động relay áp suất bảo vệ
  5. Chọn cảm biến áp suất có dãy hoạt động phù hợp (bơm cấp nước nên chọn 0-7bar)

Tủ máy nén khí dùng biến tần

tủ biến tần điều khiển máy nén khí

Đặc điểm công nghệ điều khiển máy khí nén cổ điển

  1. Động cơ trục chính hoạt động ở tốc độ định mức và ngừng khi không khí đã được nén đến ngưỡng cao của áp suất đặt.
  2. Áp suất đặt thường cao hơn cần thiết, áp suất thấp khởi chạy thường bằng áp suất cần, chênh lệch áp suất thấp và cao thường khá lớn, gây lãng phí năng lượng
  3. Một số máy nén khí được thiết kế hệ thống by-pass, nó trả khí đã nén ở đầu ra quay lại đầu vào gây lãng phí năng lượng.

Ưu điểm khi dùng biến tần chế độ ON/OFF cho tủ điều khiển máy khí nén

  1. Khi lắp biến tần điều khiển máy nén khí, động cơ chính dừng hoặc chạy tốc độ thấp khi đủ áp suất, chạy tốc độ cao khi thiếu áp suất.
  2. Chênh lệch giữa áp thấp và áp cao có thể thu hẹp mà vẫn đảm bảo áp suất do có thể chạy hơn tốc độ định mức.
  3. Khởi động êm, tránh sụt áp nhà máy.
  4. Lắp đặt, cài đặt và vận hành dễ dàng

Ưu điểm khi dùng biến tần chế độ PID cho tủ điều khiển máy khí nén

  1. Biến tần được tích hợp bộ điều khiển PID sẽ so sánh áp suất đặt và áp suất hồi tiếp từ cảm biến áp suất để giảm tốc khi gần đủ áp, tăng tốc khi thiếu áp và chạy chậm hoặc dừng hẳn khi đủ áp..
  2. Khởi động êm, tránh sụt áp nhà máy
  3. Tiết kiệm được rất lớn lượng điện năng tiêu thụ
  4. Đảm bảo có đủ và ổn định lưu lượng cung cấp khí ở bất kỳ thời điểm nào.
  5. Lắp đặt, cài đặt và vận hành dễ dàng (cân chỉnh khó hơn ON/OFF)

Tủ điều khiển băng tải dùng biến tần

biến tần điều khiển băng tải

  • Biến tần điều khiển băng tải giúp diều chỉnh quá trình tăng tốc phù hợp, không làm đổ vỡ liệu trên băng tải
  • Biến tần điều khiển tốc độ băng tải theo các giải thuật công nghệ
  • Biến tần điều khiển băng tải kết hợp với loadcell để tạo cân định lượng băng tải.

Tủ điều khiển lò dầu dùng biến tần

tủ điện điều khiển lò dầu

 Các chức năng chính của tủ điện lò dầu dùng biến tần

  • Chế độ tự động điều khiển khởi động, dừng thiết bị theo đúng quy trình công nghệ
  • Giải thuật điều khiển PID, đáp ứng chuẩn theo các giới hạn đã cài đặt
  • Mô hình hóa quá trình sinh nhiệt, đưa ra cảnh báo nếu quá trình cháy có đáp ứng quá sai lệch (trấu bị dập không cháy được)
  • Quá trình vận hành bằng tay uyển chuyển, tín hiệu hiển thị nhiều, dễ bảo trì bảo dưỡng.

Tủ điều khiển áp suất cầu thang dùng biến tần

 bientan cauthang

Yêu cầu của tủ điều khiển áp suất cầu thang dùng biến tần là tăng đủ áp suất trong trường hợp hỏa hoạn để ngăn ngừa khói và khí độc xâm nhập vào buồng thang. Hệ thống có thể sử dụng cảm biến áp suất và cảm biến chênh lệch áp suất. Sử dụng biến tần điều khiển áp suất cầu thang còn có ưu điểm tiết kiệm điện năng so với sử dụng van điều tiết không khí tuy nhiên ưu điểm này không cần thiết chú trọng khi xảy ra trường hợp hỏa hoạn.

 Tủ điều khiển thông gió tầng hầm dùng biến tần

sơ đồ biến tần điều khiển quạt thông gió tầng hầm

Tầng hầm thường là nơi để xe, thu gom rác, bố trí máy phát điện dự phòng, bơm chữa cháy. Tầng hầm thường là nơi thiếu gió tươi, nhiều chất thải do động cơ xe, máy phát điện do vậy việc thiết kế thông thoáng tầng hầm cần được chú trọng để đảm bảo sức khỏe của những người làm việc tại đây.

Cảm biến thường được dùng cho điều khiển thông thoáng tầng hầm là cảm biến nồng độ Oxy, cảm biến áp suất, cảm biến nồng độ NOx và COx (đặc biệt là CO).

cách thiết kế thông gió tầng hầm

Mô hình tiêu biểu cho một hệ thống thông gió tầng hầm như hình. Việc bố trí được gió vào và ra trên một hành lang tiết diện rộng sẽ tốt hơn tập trung trong một phạm vi tiết diện hẹp.

Tủ điều khiển nâng hạ dùng biến tần

 biến tần điều khiển nâng hạ

Sử dụng biến tần trong hệ thống nâng hạ phát huy được ưu điểm là giúp quá trình khởi động êm, tăng tốc nhẹ nhàng, giảm va đập, giảm tiếng ồn, tiết kiệm điện.

Hệ thống thường sử dụng hai biến tần nhỏ cho hệ thống di chuyển trục x, y và một biến tần lớn cho trục chính cho nâng hạ.

Tủ điều khiển quạt trang trại chăn nuôi dùng biến tần

mô hình điều khiển trại chăn nuôi

bố trí quạt cho trại chăn nuôi

Cảm biến trong trại chăn nuôi (trại Gà, trại Heo) chủ yếu là cảm biến nhiệt độ, cảm biến độ ẩm và cảm biến tốc độ gió.

Thiết bị chấp hành trong chuồng nuôi chủ yếu là quạt, bơm nước và điện trở sưởi.

Tùy theo loại vật nuôi, giai đoạn phát triển của vật nuôi mà giải thuật điều khiển khác nhau.

Tủ điều khiển cân định lượng dùng biến tần

biến tần điều khiển cân định lượng

cân định lượng dùng biến tần

(Nguồn hình ảnh từ Cân Song Ý)

Biến tần có thể dùng để điều khiển băng tải, vít tải, máy trộn liệu trong hệ thống cân định lượng

Những lưu ý khi sử dụng tủ biến tần?

  1. Bố trí không gian đủ rộng và hướng gió tản nhiệt hợp lý theo khuyến cáo nhà sản xuất
  2. Gắn quạt giải nhiệt cho biến tần đủ vì biến tần sinh nhiệt mạnh
  3. Kiểm tra, vệ sinh quạt tản nhiệt định kỳ, thay thế khi cần thiết
  4. Chọn đúng loại biến tần khi dùng ở môi trường bụi hoặc môi trường nhiễm mặn...

 


Một số tủ biến tần thông dụng công ty Phương Lai thi công:

CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN

 

Một số hình ảnh tủ điều khiển hoàn thiện do Công ty Phương Lai thi công:

  tu bien tan 01
  tu bien tan 02 

Tham khảo thêm hình ảnh tủ biến tần tại đây:  

https://www.facebook.com/phuonglaico/photos/?tab=album&album_id=499215190215919


Phương lai cung cấp dịch vụ khảo sát, tính toán, chọn công suất theo nhu cầu xưởng lắp đặt mới. Khảo sát, kiểm tra, bảo trì, thay thế thiết bị cho quý khách hàng.