phân biệt cuộn kháng 6%, 7%, 13%

Phân biệt cuộn kháng tụ bù 6%, 7%, 13% là gì? Mỗi loại kháng lọc sóng hài bậc mấy? Cách tính chọn cuộn kháng tụ bù phù hợp?

Nội dung chính

  1. Cuộn kháng 6%, 7%, 13% là gì?
  2. Sự khác biệt giữa cuộn kháng 6%, 7%, 13%?
  3. Cuộn kháng 6%, 7%, 13% lọc sóng hài bậc mấy?
  4. Cách tính toán, chọn cuộn kháng tụ bù phù hợp

Cuộn kháng 6%, 7%, 13% là gì

Trả lời: 6%, 7%, 13% chính là tỉ lệ giữa thành phẩn cảm kháng so với dung kháng của tụ bù

Tính toán cụ thể kháng 7% cho tụ 10Kvar 440V

  • Điện dung của tụ 10Kvar 440V: 3*55uF = 165uF
  • Dung kháng (dung trở) của tụ: Zc= 1/(2*pi*f*c) = 2*3.14*50*165/1000000 = 19.3 Ohm
  • Kháng trở của cuộn kháng 7%: ZL= 7*Zc/100 = 1.351 Ohm
  • Điện kháng của kháng: L= Zl/(2*pi*f) = 1.351/(2*3.14*50) = 0,004303H = 4.3mH

Tính toán tương tự cho các loại tụ khác ta có bảng sau:

Bảng tổng kết điện dung tụ bù và điện kháng của reactor 7%
kVar tụuFZc (Ohm)ZL (Ohm)L (mH)
10 165 19.301 1.351 4.303
15 246 12.946 0.906 2.886
20 330 9.651 0.676 2.151
25 411 7.749 0.542 1.727
30 492 6.473 0.453 1.443
40 660 4.825 0.338 1.076
50 822 3.874 0.271 0.864

Sự khác biệt giữa cuộn kháng 6%, 7%, 13%?

Sự khác biệt chính là tỉ lệ Kháng trở của cuộn cảm so với Dung trở của tụ. Sẽ làm video clip giải thích thêm.

  • Cuộn kháng 6% nghĩa là Zl/Zc = 6%
  • Cuộn kháng 7% nghĩa là Zl/Zc = 7%
  • Cuộn kháng 13% nghĩa là Zl/Zc = 13%
  • Cuộn kháng 14% nghĩa là Zl/Zc = 14%
Bảng tổng kết Điện kháng của reactor 6% (MX06), 7% (MX07) và 13% (MX13)
kVar tụL6% (mH)L7% (mH)L13% (mH)
10 3.688 4.303 7.991
15 2.474 2.886 5.360
20 1.844 2.151 3.995
25 1.481 1.727 3.208
30 1.237 1.443 2.680
40 0.922 1.076 1.998
50 0.740 0.864 1.604

Cuộn kháng 6%, 7%, 13% lọc sóng hài bậc mấy?

Cuộn kháng tụ bù lọc các bậc sóng hài với mức độ lọc khác nhau tùy thuộc vào sự phối hợp ZL và ZC. Ứng với mỗi cuộn kháng và tụ bù, chúng ta cần tính toán tam giác tổng trở biết tác dụng của nó lên từng bậc sóng hài như thế nào. cụ thể cuộn kháng 7% MX07 sẽ lọc sóng hài các bậc 5,7,11,13 như sau:

  1. Dung trở của tụ với sóng hài các bậc là: Zc = 1/(2*pi*f*c) với f = là 250 cho bậc 5, 350 cho bậc 7...
  2. Kháng trở của cuộn kháng: Zl = 2*pi*f*L với f = là 250 cho bậc 5, 350 cho bậc 7...
  3. Điện trở của tụ và kháng R = Rc + RL. Tính gần đúng có thể cho R=0
  4. Tổng trở của mạch LC Z=(R^2+(Zc-Zl)^2)^0.5 (^2: bình phương, ^0.5: căn bậc 2)
  5. Dòng điện I = V/Z được tính cho mỗi bậc
Bảng kết qủa cuộn kháng 7% lọc sóng hài các bậc 5, 7, 11, 13, 17, 19
Bậc sóng hài%V%I không kháng lọc%I lọc kháng 7%
5 5.0 25.0 33.3
7 4.0 28.0 11.5
11 3.0 33.0 4.4
13 2.0 26.0 2.4
17 1.5 25.5 1.3
19 1.0 19.0 0.8

Cách tính toán, chọn cuộn kháng tụ bù phù hợp

Việc tính chọn cuộn kháng cho tụ bù căn cứ vào những yếu tố sau đây:

  1. Điện áp hệ thống điện Vs (ví dụ 400V)
  2. Điện áp của tụ bù Vc >= Vs * (1 + %kháng). (% kháng = 6%,7%, 13%). MX07 => Vc = 400 * (1.07) = 428V. => Tụ 440 phù hợp.
  3. Thành phần sóng hài trong hệ thống điện (tính toán cụ thể)

Kết quả tính toán trình bày cho từng bậc như bảng ở mục lọc sóng hài bậc nào. So sánh với thông số kỹ thuật cuộn kháng của các hãng để chọn phù hợp, chú ý dòng điện chịu đựng các bậc của cuộn kháng.

thông số kỹ thuật cuộn kháng Mikro MX07

Kết quả chọn cuộn kháng 7% của Mikro phù hợp cho hệ thống có sóng hài như trên.